Bệnh Ban Nước Ở Lợn

Bệnh sốt cao, truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra được phân biệt lâm sàng với bệnh LMLM ở lợn và bệnh mụn nước và viêm miệng mụn nước ở lợn.
Virus gây bệnh là Calicivirus có sức đối kháng với tác động môi trường, tồn tại trong nước đá và thịt lạnh đông, đây cũng là nguồn lây nhiễm bệnh. Lợn bệnh thải virus qua nước bọt và phân, rác... truyền bệnh cho những con khác, các chuồng trại chăn nuôi khác.
Thời gian ủ bệnh từ 1- 3 ngày, sốt cao 40,5- 41 độ C, tiếp đó phát triển mụn nước ở miệng, đầu, bầu vú, da bờ móng, đệm, khe móng, gót... kèm mệt mỏi, lợn bỏ ăn hoàn toàn. Mụn nước dễ vỡ, sau đó nhiệt độ giảm nhanh, có thể khỏi trong 1- 2 tuần. Lợn nái chửa dễ bị sảy thai, lợn nuôi con bị cạn sữa...
Bệnh khó phân biệt với bệnh lở mồm long móng, chỉ có thể chẩn đoán bằng các phản ứng huyết thanh học...
Phòng trị bệnh
Không điều trị, huyết thanh miễn dịch chống chủng A và B có hiệu quả phòng bệnh.
Diệt trừ lợn bệnh nếu có thể. Đầu tiên là cách ly chuồng có súc vật bị mắc bệnh. Hạn chế vận chuyển lợn trong vùng có dịch. Tất cả thịt, phủ tạng lợn bệnh phải được nấu chín kỹ mới có thể ăn được (thịt đông lạnh không phá huỷ được virus).
Chuồng có lợn bệnh phải được tẩy uế toàn bộ bằng xút 2% trước khi nuôi lại. Hiện chưa có vaccin phòng bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Stein nói rằng các kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà sản xuất tự tin hơn khi kết hợp DDGS vào khẩu phần ăn cho lợn.

Tác giả nghiên cứu sử dụng bột riềng khô thay thế kháng sinh tổng hợp trong thức ăn cho lợn thịt nhằm đánh giá khả năng bổ sung riềng vào thức ăn nuôi lợn.

Nghiên cứu của họ xem xét việc bổ sung vào khẩu phần đường lactose hoặc chất làm ngọt nhân tạo và ảnh hưởng của nó đối với quần thể lactobacillus trong ruột lợn

Hỗn hợp loài vi sinh vật Lactobacillus plantarum và Bacillus subtilis giúp ngăn chặn hoặc giảm sự bám vào của các tác nhân gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch

Tăng trưởng của heo con tốt; giảm thiểu tình trạng sụt cân của nái trong suốt thời kỳ tiết sữa; phục hồi thể trạng của nái tốt