Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Mụn Nước Ở Lợn

Bệnh Mụn Nước Ở Lợn
Ngày đăng: 09/07/2013

Đây là bệnh tương đối mới, do virus Enterovirus gây ra, tồn tại ở môi trường tự nhiên, không hoạt động môi trường pH không thích hợp, có thể sống ở sản phẩm thịt lợn chế biến dưới 68 độ C. Bệnh không gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Thời gian ủ bệnh từ 2- 4 ngày, sốt 40- 41 độ C trong thời gian ngắn, các mụn nước bắt đầu sưng phồng lên trong khoảng 1- 2 ngày rồi vỡ ra hình thành vết loét ở lưỡi, môi, miệng, da chân,... Bệnh lây lan qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, vật nhiễm bệnh, di chuyển lợn bệnh, qua các phương tiện vận chuyển... Bệnh xảy ra trong khoảng 2- 3 tuần, tỉ lệ chết không nhiều, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn nuôi và thịt.

Phân biệt mụn nước với một số bệnh khác phải dựa vào kết quả xét nghiệm.

Phòng trị bệnh

Việc phòng bằng vaccin không được sử dụng, thường cũng phải giết tiêu huỷ, xoá bỏ đàn và vệ sinh tiêu độc toàn bộ đàn, nơi chôn xác vật chết. Khoảng 2- 3 tháng sau mới khôi phục đàn, nuôi mới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lươn Mùa Nước Nổi Nuôi Lươn Mùa Nước Nổi

Anh Phan Thanh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh cho biết: Mùa lũ năm 2007, toàn xã có 46 hộ nuôi lươn trong bồn đất lót tấm bạt ni- lông (so với năm trước tăng gấp đôi), diện tích 630 m2, thả nuôi 2.175 kg lươn giống. Đây là mô hình vừa dễ làm, nhẹ vốn đầu tư, nhưng hiệu quả kinh tế cao. Nông dân tận dụng nguồn thức ăn ốc bươu vàng hoặc cá. Âëp Bình Phước và Bình Thạnh có lung sen, lung ấu. Lũ về, cá thường tập trung ở các lung trũng trên nên tạo thành nguồn tài nguyên dồi dào trong việc săn bắt cá mồi. Hai bên bờ kênh 7 nhỏ bà con tập trung nuôi lươn, nuôi cá trong vèo và đăng quầng trên chân ruộng. Những hộ dân có khả năng còn đào ao, đào hầm thả cá.

27/05/2012
Nguyên Nhân Gây Bệnh Tiêu Chảy Ở Heo Con Nguyên Nhân Gây Bệnh Tiêu Chảy Ở Heo Con

Heo con mới sinh, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng Acid chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Khả năng tiết Acid chlohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng Acid chlohydric tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non, phát triển gây nên tiêu chảy.

20/08/2012
Biện Pháp Kỹ Thuật Để Heo Nái Sinh Sản Nhiều Con Trên Lứa, Tỉ Lệ Sống Cao Biện Pháp Kỹ Thuật Để Heo Nái Sinh Sản Nhiều Con Trên Lứa, Tỉ Lệ Sống Cao

Hiện nay tình trạng heo nái ít con ,số lứa trên năm không đạt 2.2 -2.4 lứa / năm ,ti lệ sống đến lẻ bầy không cao , đó là tình trạng chung của các hộ chăn nuôi hiện nay.

23/12/2012
Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái Và Con Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái Và Con

Địa điểm làm chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông –Tây để tránh bức xạ mặt trời.

23/12/2012
Chăm Sóc Đàn Heo Chăm Sóc Đàn Heo

Nuôi heo với số lượng ít, công chăm sóc không nhiều, nhưng nếu heo nuôi theo hướng công nghiệp với đàn heo đông đảo thì phải có số đông người thạo việc mới đảm trách nổi.

07/01/2013