Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn khẩu phần, tiêu chảy, khối lượng sơ sinh và năng suất.

Ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn khẩu phần, tiêu chảy, khối lượng sơ sinh và năng suất.
Tác giả: Acare VN Team biên dịch (theo WATTAgNet)
Ngày đăng: 14/03/2019

Trong bài đánh giá này, Ioannis Mavromichalis khảo sát các nghiên cứu có tầm quan trọng thiết thực đối với ngành chăn nuôi heo toàn cầu trong thời gian gần đây.

Mối liên hệ giữa khẩu phần ăn và bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy Escherichia coli gắn liền với khẩu phần ăn có tỷ lệ tiêu hóa thấp sau khi cai sữa, do các dưỡng chất không tiêu hóa được tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn enterotoxigenic E. coli trong đường ruột. Kết quả là làm tăng bài tiết dịch ruột và chất điện giải dẫn đến tiêu chảy, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, và đôi khi bị chết. Một nhóm nghiên cứu người Canada gần đây đã báo cáo về kết quả trong cuộc khảo sát toàn diện gồm 34 trang trại thương mại trong đó 17 trang trại gặp vấn đề với E. coli. Họ chỉ ra rằng phần lớn các sự cố tiêu chảy xảy ra trong khoảng 3 đến 10 ngày sau cai sữa, mặc dù các trường hợp chậm nhất xảy ra sau 23 ngày cai sữa không phải là hiếm.

Tại những trang trại heo con thường mắc bệnh tiêu chảy E. coli, khẩu phần cung cấp cho những con heo này được phát hiện là có chứa hàm lượng protein thực vật cao hơn (+11%), cụ thể là khô dầu đậu nành và khô dầu hạt cải yếu tố gây viêm đường tiêu hóa ở heo cai sữa (Bảng 1). Ngoài ra, heo bị tiêu chảy được cho ăn khẩu phần giàu canxi (+20%) và magiê (+6%), cả hai đều làm tăng giá trị đệm của thức ăn. Hơn nữa, kẽm từ kẽm oxit chiếm 27% ít hơn trong khẩu phần ăn cho heo bị nhiễm E. coli. Cuối cùng, sự cân bằng điện giải bị giảm trong khẩu phần heo bị tiêu chảy (-9%). Mặc dù nghiên cứu này không thiết lập rõ ràng mối liên hệ nguyên nhân-kết quả giữa thành phần thức ăn và bệnh tiêu chảy E. coli, nhưng nó đã chỉ ra có ít nhất một dấu hiệu cho thấy khẩu phần được xây dựng không đúng cách (1) có khả năng làm heo bị tiêu chảy, (2) tăng cường các triệu chứng của bệnh, hoặc (3) chậm phục hồi.

Khối lượng heo con sơ sinh và năng suất

Một nghiên cứu toàn diện gần đây ở Pháp đã làm rõ mối liên hệ giữa khối lượng sơ sinh và ảnh hưởng lâu dài của nó đối với năng suất heo. Dữ liệu từ 965 lứa đẻ với tổng số hơn 12.000 heo con được sinh ra đã được sử dụng để đánh giá sự thay đổi khối lượng tại thời điểm sinh và năng suất sau cai sữa. Khi sơ sinh, khối lượng cơ thể trung bình của lứa dưới 11 con là 1.59 kg, nhưng ở lứa trên 16 con chỉ nặng 1.26 kg. Độ lệch chuẩn tăng đáng kể với quy mô lứa từ 0.26 kg đến 0.30 kg tương ứng với lứa dưới 11 con hoặc lứa trên 16 con. Khối lượng lúc cai sữa (19-27 ngày tuổi) có liên hệ chặt chẽ với khối lượng sơ sinh thông qua mối quan hệ sau:

ww = 1.9 + (6.1 x Bw) – 1.06 x Bw2 (r.s.d. = 1.5)

Người ta tính được rằng cứ tăng 100 g khối lượng sơ sinh, thì tăng 400 g khối lượng lúc cai sữa, mặc dù con số này bị sai lệch đối với heo con sinh ra có khối lượng gần 2 kg. Người ta còn ghi nhận rằng tỷ lệ tăng trưởng từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa của heo nhẹ cân cao hơn, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhằm đuổi kịp với lứa có khối lượng nặng hơn. Ví dụ, heo con sinh ra nhẹ hơn 0.7 kg khối lượng của chúng tăng gấp bảy lần tại thời điểm cai sữa, trong khi đó heo con sinh ra có khối lượng hơn 2 kg chỉ tăng gấp bốn lần lúc cai sữa. Chênh lệch giữa heo nhẹ cân và nặng cân lúc sơ sinh tăng đến 5.4 kg lúc cai sữa và 11.9 kg lúc 63 ngày tuổi. Heo con sinh ra có khối lượng 1 kg đạt khối lượng xuất chuồng (105 kg) chậm hơn hai tuần so với heo sinh ra có khối lượng 2 kg.

Dẫn chứng từ các dữ liệu trên cho thấy cân nặng sơ sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với năng suất lâu dài. Để tăng tốc độ phát triển của heo nhẹ cân nhằm bắt kịp với lứa nặng cân cần được khuyến khích bằng việc bổ sung dinh dưỡng.

Bảng 1. Khẩu phần ở những trang trại nơi heo con bị tiêu chảy E. coli.

Trang trại nhiễm tiêu chảy

So sánh với trang trại đối chứng
Khô dầu đậu nành và khô dầu hạt cải (kg/tấn) 241 +26.5
Canxi (%) 1.26 +0.25
Magie (%) 0.18 +0.01
Kẽm (ppm) 2182 -596
Cân bằng điện giải (mEq/kg) 250 -22

Có thể bạn quan tâm

Bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn con Bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn con

Để bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn, con người nuôi cần hiểu được các vấn đề: Tại sao phải bổ sung sắt, vitamin cho lợn con, bổ sung vào thời điểm nào

26/02/2019
Bổ sung sắt cho heo con bao nhiêu là đủ? Bổ sung sắt cho heo con bao nhiêu là đủ?

Bổ sung sắt cho heo bằng cách tiêm bắp với liều 200mg trong tuần đầu tiên sau khi sinh đã được công nhận là phác đồ chuẩn trong nhiều năm qua.

26/02/2019
Quy trình chăm sóc lợn nái lai F1 giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con Quy trình chăm sóc lợn nái lai F1 giai đoạn chửa, đẻ và nuôi con

Chăm sóc lợn nái chửa và nuôi con tốt sẽ quyết định năng suất sinh sản của đàn lợn nái, vì vậy người chăn nuôi cần thực hiện đúng quy trình như sau:

05/03/2019