Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Cây Trồng, Vật Nuôi
Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.
“Vườn sinh thái Rainbow” là một sản phẩm dinh dưỡng cao cấp được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, cung cấp cho sinh vật những thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cho các sinh vật tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất và chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, khô hạn, ngập úng, chua, mặn, có khả năng đề kháng tốt với các loại sâu bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này không những không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, ngay cả ở những vùng đất cà dang.
có thể trồng được cây dưa trên vùng đất hoang hóa trước đây.
“Vườn sinh thái Rainbow” còn có thể sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… giúp vật nuôi hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh. Do mang lại hiệu quả tốt nên hiện nay rất nhiều hộ nông dân địa phương đã sử dụng sản phẩm này vào sản xuất nông nghiệp. Bà con đã đi tham quan vườn dưa lưới của ông Nguyễn Thanh Liêm ở thôn An Xuân 3. Nhờ sử dụng sản phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” nên anh Liêm đã có thể trồng được cây dưa trên vùng đất cà dang hoang hóa trước đây.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.
“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?
Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.
Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.