UBND tỉnh đồng ý giao đất để thực hiện dự án nuôi tôm công nghệ cao

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý giao toàn bộ diện tích đất, bao gồm diện tích UBND tỉnh đã chấp thuận địa điểm (110 ha) và diện tích chấp thuận địa điểm bổ sung cho Công ty cổ phần Thủy sản Việt - Úc (nhà đầu tư) để triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao tại xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ). Địa điểm bổ sung có giới cận: Đông giáp biển; Nam giáp ranh giới cuối cùng của quy hoạch nuôi tôm được duyệt; Tây giáp đường quốc phòng và Bắc giáp đường giới hạn nuôi tôm phía Nam đã chấp thuận trước đây cho nhà đầu tư. UBND tỉnh giao Sở TN&MT lập thủ tục, trình UBND tỉnh.
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT đôn đốc nhà đầu tư hoàn tất việc lập dự án đầu tư và quy hoạch chi tiết tổng thể mặt bằng (tỉ lệ 1/500) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; củng cố hồ sơ gửi Sở TN&MT làm cơ sở lập thủ tục cho nhà đầu tư thuê đất theo quy định. Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh làm việc với các đơn vị khai thác titan, khoáng sản có liên quan khu đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghệ cao trên, để thống nhất phương án hoàn thổ và đóng cửa mỏ làm cơ sở giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những giải pháp quyết định trong việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, là chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu có thị trường hơn. Song theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện diện tích chuyển đổi còn rất chậm, chất lượng chuyển đổi chưa cao.

Với điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với cây tiêu nên thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Bình Quế (Thăng Bình) đã mạnh dạn đầu tư để phát triển loại cây này, tạo hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Cách đây 8 tháng, con cá tầm- loại cá có giá trị kinh tế cao đã chính thức được thả nuôi thí điểm ở huyện miền núi Sơn Tây. Thấp thỏm, lo lâu, hồi hộp từng ngày và giờ thì các cán bộ khuyến nông Sơn Tây đã có thể thở phào nhẹ nhõm với sự thành công ngoài mong đợi. Kết quả này đã mở ra nhiều triển vọng về hướng đi mới cho công tác giảm nghèo ở huyện miền núi này.

Có những cây người dân trồng thu được không quá 3kg quả/cây/vụ. Trong khi đó, cây mắc ca khi ra bói phải thu 3kg và sau đó thu được từ 15kg quả/cây/vụ mới đạt.

Sức cạnh tranh của ngành mía đường VN kém là do chi phí sản xuất mía đường quá cao, đặc biệt là giá mía nguyên liệu.