Tỷ phú cam sành

Đến xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên nếu hỏi ông Lâm Thành Thắm (tên thân mật là Ba Thắm) hầu như ai cũng biết bởi ông không chỉ là một trong những người tiên phong trong việc hình thành nên vùng cây ăn trái đặc sản Hiếu Liêm mà còn nổi tiếng nhờ tính năng động, sáng tạo, ý chí vượt khó, dám nghĩ, dám làm.
Năm 2004, từ vùng đất Đồng Tháp, cùng với những người anh em của mình, ông Ba Thắm tìm đến vùng đất Hiếu Liêm lập nghiệp.
Với con mắt tinh đời của người trồng cây ăn trái lâu năm, Ba Thắm biết được rằng, vùng đất ven sông Bé với những triền đất phù sa cổ thoai thoải sẽ giúp mình làm giàu.
Sau đó, ông quyết tâm đầu tư công sức, tiền của gây dựng trang trại trồng cam, quýt.
Tuy nhiên, với quyết tâm làm giàu, ông đã bám đất, bám vườn, hăng say lao động và chỉ trong vòng 3 năm, những mùa trái ngọt đã đến.
Vừa sản xuất đúc rút kinh nghiệm, vừa tích góp, đến nay ông Ba Thắm đã có 60 ha trồng cam, quýt, trong đó cây cam sành chiếm diện tích khoảng 70% và là loại cây mang lại nguồn thu chính cho trang trại.
Ông bảo: “Thấy nhu cầu tiêu thụ cam, quýt vào mùa hè rất mạnh, trong khi mình không có để cung ứng nên tôi tìm cách làm cho cam, quýt phải “đẻ” nghịch mùa để có thu nhập cao hơn”.
Chính vì thế, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng trang trại, ông Ba Thắm đã thực hiện cuốc liếp để trồng cam, quýt - điều mà người ta chỉ áp dụng với một số loại cây hoa màu.
Không những thế, ông còn mua bạt nhựa về phủ khắp các diện tích đất đang canh tác.
Việc phủ bạt giúp ông hạn chế được cỏ dại, cắt được nước cho cây, từ đây cam, quýt đã buộc phải ra trái theo đúng ý ông mong muốn.
Từ việc phủ bạt trong sản xuất, dần dần ông xây dựng hệ thống tưới phun tự động cho tất cả các diện tích canh tác.
Việc tưới phun vừa tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nước, hiệu quả tưới cũng được nâng lên.
Ông cho biết: “Tôi đã ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên diện tích vườn cây gia đình trong nhiều năm nay và nhận thấy ưu thế của cách tưới này.
Trước đây, khi chưa ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, với 1 ha, tôi phải tốn hơn một chục nhân công tưới, số tiền công tưới cho 1 ha vườn cây là trên 1 triệu đồng.
Đến nay, tôi chỉ cần 3 nhân công tưới cho diện tích vườn nhà và công việc của các nhân công này cũng nhẹ nhàng hơn nhiều”.
Bằng việc sử dụng hệ thống tưới nhẹ nhàng là có thể tưới cho cả một diện tích hàng chục ha, bất kể là ngày hay đêm và có thể điều chỉnh mức độ tưới theo ý muốn phun tự động, chỉ cần một vài thao tác .
Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, ông Ba Thắm tiếp tục ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất.
Với việc sản xuất theo hướng nông nghiệp kỹ thuật cao, giá trị sản xuất của ông đã tăng lên 40% so với cách thông thường.
Đất không phụ lòng người, hơn 10 năm gắn bó với vùng đất Hiếu Liêm, ông đã có cuộc sống sung túc.
Trung bình mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, đầu tư, ông thu về khoảng 9 tỷ đồng.
Đây là nguồn thu nhập đáng mơ ước của rất nhiều nông dân.
Trang trại của ông hiện giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động nông thôn tại các địa phương
Có thể bạn quan tâm

Về vùng chuyên canh thanh long trong những ngày này vào ban đêm, gần như đến nơi nào chúng tôi cũng thấy ánh đèn điện sáng choang phát ra từ những vườn thanh long làm rực sáng cả vùng quê. Hỏi ra mới biết, thời điểm này, nông dân đang tập trung xông đèn xử lý thanh long cho trái nghịch vụ.

“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.

Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.

Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.

Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.