Tỷ Phú Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Long ở phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên là một trong những gương sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn phường nhiều năm liền. Ông được nhiều người biết đến nhờ đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi cá lóc, mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Năm 1988, sau khi xuất ngũ trở về, ông Long không những tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương mà còn hăng hái trong sản xuất nông nghiệp. Ông tâm sự, cuộc sống của gia đình ông vào những năm 1990 còn nhiều khó khăn, vì gia đình dựa vào nghề làm nông nhưng trong tay chỉ được vài ngàn m2 đất. Nhưng nếu có quyết tâm và tìm tòi hướng đi mới thì sẽ thành công.
Với suy nghĩ đó, ông đã chịu khó tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở trong và ngoài địa phương, sau đó mạnh dạn gom hết vốn liếng thuê 3 ha đất ruộng tại khu phố Tân Mỹ, phường Thái Hòa để đào ao nuôi cá rô đồng. Ban đầu ông chỉ nuôi hơn 1 ha mặt nước.
Những vụ đầu có vụ ông bội thu nhưng có vụ thua lỗ nặng vì cá chết, không đạt doanh số, lại còn bị thương lái ép giá… “Làm ăn có lúc thuận lợi, lúc khó khăn. Cái chính là mình học hỏi được nhiều qua những vụ cá để có hướng phát triển phù hợp”, ông Long nói. Đó cũng là lý do để ông tiếp tục gắn bó với nghề nuôi cá, nhưng với cách làm mới, hiệu quả hơn.
Từ nguồn tiền tích góp sau thời gian nuôi cá rô đồng, ông tiếp tục học hỏi từ các mô hình hiệu quả, các lớp tập huấn và từ sách vở rồi lập dự án hẳn hoi và vay thêm vốn từ ngân hàng, người thân chuyển sang mô hình nuôi cá lóc - một mô hình chăn nuôi khá mới lúc bấy giờ. Thành công ngay từ những vụ đầu tiên nên ông đã mở rộng diện tích nuôi lên 3 ha mặt nước. “Mỗi năm tôi thu được hai vụ cá, mỗi vụ thu hoạch khoảng trên 200 tấn cá, giá bình quân từ 35.000 - 45.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm tôi thu lãi ròng hơn 1 tỷ đồng”, ông Long cho biết.
Với cách làm ăn khá vững vàng này, ông Long không chỉ vươn lên làm giàu mà còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động nghèo tại địa phương với mức lương 5 triệu đồng/ người/tháng. Đặc biệt, trong thời gian qua ông còn chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân trong và ngoài địa phương thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc. Ông Long đã được TX.Tân Uyên nhiều lần khen thưởng và hiện đang được địa phương đề xuất Trung ương cấp bằng khen “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.
Là người được huấn luyện và trưởng thành trong môi trường quân đội, khi trở về công tác ở địa phương ông Long rất chịu khó và năng nổ trong công việc. Không chỉ hoàn thành tốt công tác tại địa phương ông còn làm kinh tế giỏi, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân nên được nhiều người quý mến.
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Trước tình hình đó, những ngày qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng cũng như chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, khoanh vùng không để bệnh lây lan ra diện rộng.

Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy đã tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng có và tạo nên một giống gà bản địa thuần chủng, mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.

Hiện nay, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh tai xanh trên heo đang diễn biến khá phức tạp ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi. Tại hội thảo, các bác sĩ thú y đã đưa ra các biện pháp, phác đồ điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dành cho heo.