Tuy Phước được mùa thủy sản năm 2015

Người nuôi tôm ở Tuy Phước thu hoạch tôm nuôi bán cho thương lái.
Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, năm nay, toàn huyện đưa gần 994 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản (NTTS), đạt 99,17% so với kế hoạch;
Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ 967 ha, gồm 100 ha đủ điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác (tôm, cua, cá) theo phương thức “đánh tỉa, thả bù”.
Đến nay đã cơ bản thu hoạch xong, sản lượng đạt 1.482 tấn, tăng 2,7% so với năm trước.
Riêng năng suất tôm nuôi đạt gần 1.037kg/ha, tăng 1,78%, sản lượng tôm 1.003 tấn, tăng 2,35%; các loại thủy sản khác 284 tấn, tăng 2,1%.
Đạt được hiệu quả như vậy còn là nhờ cơ sở hạ tầng NTTS trên địa bàn huyện được nhà nước từng bước đầu tư đồng bộ, nhất là đưa các tuyến kênh cấp nước ngọt vào sử dụng;
Công tác khuyến ngư được tăng cường, ngay từ đầu vụ ngành chức năng tổ chức tập huấn kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tôm; xây dựng, chuyển giao nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường.
Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục NTTS và UBND 2 xã Phước Thắng, Phước Sơn thành lập Ban quản lý NTTS vùng nuôi an toàn sinh học và xây dụng quy ước cộng đồng vùng nuôi thôn Đông Điền - Phước Thắng, có 45 hộ tham gia;
Vùng nuôi thôn Vinh Quang 2 - Phước Sơn, có 23 hộ tham gia, đạt kết quả khả quan trong cộng đồng nuôi tôm.
Ông Phạm Quang Ân cho biết thêm, bên cạnh niềm vui được mùa, vẫn còn một số vùng nuôi gặp khó.
Đó là vùng nuôi xã Phước Hòa và Phước Thắng, do tỉ lệ ngọt hóa cao nên tôm nuôi chậm lớn, phát sinh dịch bệnh; việc đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ quá hạn chế do thiếu vốn đầu tư, nên năng suất thủy sản nuôi đạt thấp.
Cũng theo ông Ân, ở vụ nuôi tôm 2016, Phòng NN&PTNT huyện sẽ làm việc trực tiếp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi 3 và 4 xây dựng quy chế điều tiết nước hợp lý, khi xả nước sông Côn ra đầm Thị Nại, 2 xí nghiệp này có trách nhiệm điện báo cho UBND các xã biết trước để thông báo cho bà con NTTS đóng hết các cổng đập cấp nước nuôi tôm, chờ khi triều cường lên mới lấy nước mặn vào để bảo đảm độ mặn nuôi tôm
Mặt khác, Phòng NN&PTNT sẽ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ, NTTS;
Tăng cường chống nạn xung điện, xiếc máy, sử dụng kích điện khai thác, đánh bắt thủy sản; xử lý đăng chắn, lưới lồng để bảo đảm nguồn lợi thủy sản sinh sôi, phát triển bảo đảm cho nghề NTTS phát triển bền vững.
Related news

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tại hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL” vừa tổ chức tại tỉnh Bến Tre…

Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.