Tự Chứng Nhận Nguồn Gốc Xuất Xứ Lợi Ích Lớn Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu
Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Việc thực hiện cơ chế này được đánh giá sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức thực hiện kiểm tra nguồn gốc hàng hóa. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước tại nước XK sẽ không chịu trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc hàng hóa mà các DN XK phải tự khai xuất xứ của hàng hóa.
Những DN XK được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép TCNXX sẽ được tự xác định xuất xứ sản phẩm XK, đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ theo tiêu chuẩn chung. Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - đánh giá: Cơ chế TCNXX hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho DN, bởi thay vì chuẩn bị hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa rồi đi đến cơ quan có thẩm quyền để xin chứng nhận hồ sơ này thì khi tham gia cơ chế TCNXX, sau bước xây dựng hồ sơ giải trình, DN có thể tự đứng ra cam kết về xuất xứ của lô hàng đó. Do đó, cơ chế này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể cho DN.
Ông Trần Trung Thực - Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA:
Bộ Công Thương đang hỗ trợ cho DN bằng cách tổ chức các buổi hội thảo để cung cấp thông tin về cơ chế TCNXX hàng hóa. Về lâu dài, khi quyết định tham gia cơ chế này, Bộ sẽ mở các lớp đào tạo để cấp giấy chứng nhận DN đủ điều kiện TCNXX hàng hóa.
Thừa nhận cơ chế TCNXX hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN, nhưng ông Trần Trung Thực - Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA - thừa nhận, không phải dễ dàng để tham gia cơ chế này bởi 2 lý do: Thứ nhất, DN muốn đủ điều kiện thực hiện TCNXX hàng hóa phải có đủ năng lực và quy mô sản xuất tương đối lớn; thứ hai, để tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa, Việt Nam phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp hơn.
Trước mắt, để bảo đảm lợi ích cho DN, Việt Nam đang từng bước thử nghiệm áp dụng cơ chế TCNXX hàng hóa trong các nước ASEAN – khu vực bắt buộc các quốc gia phải tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa. Về lâu dài, Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình để từng bước tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa, đặc biệt với các quốc gia Việt Nam đang tiến hành đàm phán, ký kết các FTA.
Có thể bạn quan tâm
Trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn trong số này có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng.
Hai năm gần đây, nhiều hộ dân ở ấp Bình Trung, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt. Phong trào này đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Trước thực trạng hệ sinh thái biển ở Quảng Ngãi đang bị suy giảm nghiêm trọng, mới đây Dự án Khu bảo tồn biển Lý Sơn – một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam đã được UBND tỉnh thông qua và đang xúc tiến thực hiện sẽ mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Những con tàu lớn sau nhiều hải trình chở dầu thô từ mỏ Bạch Hổ về Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào bờ sửa chữa, bảo trì máy móc, vỏ tàu. Ngày mai, dặm dài lướt trên mặt biển sẽ nhanh hơn, an toàn hơn nhờ “chiếc áo mới” ấy...
Ngày 14.10, Trạm Khuyến nông huyện An Lão đã tổ chức tổng kết “Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học” triển khai tại Thôn 1, Thôn 2 và Thôn 4, xã An Hưng.