Tự Chứng Nhận Nguồn Gốc Xuất Xứ Lợi Ích Lớn Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu

Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Việc thực hiện cơ chế này được đánh giá sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức thực hiện kiểm tra nguồn gốc hàng hóa. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước tại nước XK sẽ không chịu trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc hàng hóa mà các DN XK phải tự khai xuất xứ của hàng hóa.
Những DN XK được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép TCNXX sẽ được tự xác định xuất xứ sản phẩm XK, đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ theo tiêu chuẩn chung. Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - đánh giá: Cơ chế TCNXX hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho DN, bởi thay vì chuẩn bị hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa rồi đi đến cơ quan có thẩm quyền để xin chứng nhận hồ sơ này thì khi tham gia cơ chế TCNXX, sau bước xây dựng hồ sơ giải trình, DN có thể tự đứng ra cam kết về xuất xứ của lô hàng đó. Do đó, cơ chế này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể cho DN.
Ông Trần Trung Thực - Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA:
Bộ Công Thương đang hỗ trợ cho DN bằng cách tổ chức các buổi hội thảo để cung cấp thông tin về cơ chế TCNXX hàng hóa. Về lâu dài, khi quyết định tham gia cơ chế này, Bộ sẽ mở các lớp đào tạo để cấp giấy chứng nhận DN đủ điều kiện TCNXX hàng hóa.
Thừa nhận cơ chế TCNXX hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN, nhưng ông Trần Trung Thực - Vụ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA - thừa nhận, không phải dễ dàng để tham gia cơ chế này bởi 2 lý do: Thứ nhất, DN muốn đủ điều kiện thực hiện TCNXX hàng hóa phải có đủ năng lực và quy mô sản xuất tương đối lớn; thứ hai, để tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa, Việt Nam phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp hơn.
Trước mắt, để bảo đảm lợi ích cho DN, Việt Nam đang từng bước thử nghiệm áp dụng cơ chế TCNXX hàng hóa trong các nước ASEAN – khu vực bắt buộc các quốc gia phải tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa. Về lâu dài, Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình để từng bước tham gia cơ chế TCNXX hàng hóa, đặc biệt với các quốc gia Việt Nam đang tiến hành đàm phán, ký kết các FTA.
Related news

Chiều 24-9, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã thăm và làm việc với Công ty TNHH Ca cao Thành Đạt, một cơ sở sản xuất, thu mua ca cao tại xã Xà Bang (huyện Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu).

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông huyện Kbang (Gia Lai) đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng.

Khoai lang có xuất xứ từ Nhật Bản đang được bà con nông dân xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện - Gia Lai) trồng xen canh vào hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu cho năng suất và thu nhập khá cao. Trung bình 1 ha khoai lang đạt sản lượng 15-20 tấn, giá bán bình quân 5-6 triệu đồng/tấn, mỗi ha khoai lang trồng trừ chi phí còn lãi khoảng 45-55 triệu đồng.

Đến thời điểm này, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh Ninh Thuận đã vào vụ chính từ 1 đến 2 tháng, với diện tích đang nuôi khoảng 385 ha, chủ yếu tập trung ở các hộ có tiềm lực, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.