Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar

Các nhà chức trách Trung quốc đang tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn xuất khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar qua cửa khẩu biên giới Muse.
Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.
Hầu hết, gạo được các thương nhân mua được xuất khẩu từ Mandalay thông qua đường cao tốc Mandalay-Muse. Với những biện pháp ngăn chặn hiện tại của Trung Quốc, thương nhân Myanmar cũng đã ngừng xuất khẩu gạo từ Mandalay tới biên giới Muse.
Một số thương nhân Trung Quốc cho biết trên các phương tiện truyền thông địa phương rằng, chính quyền cấm triệt để nhập khẩu gạo qua biên giới.
Việc nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ Myanmar là bất hợp pháp vì không có thỏa thuận xuất khẩu chính thức giữa Trung Quốc và Myanmar. Hiện cả hai nước đang quan tâm và nỗ lực hoàn tất thỏa thuận này.
Từ lâu, Trung Quốc đã phàn nàn rằng lượng gạo xuất khẩu bất hợp pháp từ Myanmar ngày càng tăng và lo ngại rằng gạo Myanmar không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu Myanmar đảm bảo tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh đối với gạo.
Gần đây, Bộ trưởng Thương mại Myanmar cho biết Myanmar sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) để sớm tìm được khung pháp lý nhằm hợp pháp hóa xuất khẩu gạo Myanmar sang Trung Quốc. Myanmar cũng sẽ nỗ lực ban hành hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo toàn bộ gạo xuất khẩu từ nước này sang Trung Quốc đều hợp pháp.
Ngoài ra, Myanmar cũng đang có kế hoạch hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Trung Quốc, kể cả gạo và các nông sản khác.
Theo báo cáo của World Bank công bố hồi tháng 6, xuất khẩu gạo của Myamar sang Trung Quốc tăng gần 125 lần từ 2011 tới nay và phần lớn được xuất khẩu qua biên giới phía bắc. Riêng năm 2013, Myanmar xuất khẩu 747.000 tấn gạo sang Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới Muse.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.