Trúng Mùa, Rớt Giá… Điệp Khúc!

Có ít nhất 12.000 tấn dưa hấu đang được thu hoạch trên diện tích khoảng 500ha thuộc 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú - Bến Tre). Mùa này, dưa trúng đậm với sản lượng trung bình 25 tấn/ha, nhưng giá bán chỉ từ 1.500-2.500 đồng/kg, rẻ nhất trong 10 năm qua. Tất cả nông dân trồng dưa đều không có lãi…
Né vụ dưa Tết nhưng vẫn không khỏi
Trên quốc lộ 57, nhiều ngày qua, luôn dập dìu xe tải ngược xuôi chở dưa hấu. Tại địa bàn 2 xã này luôn có hàng chục xe tải đậu ven đường chờ chở dưa đi, khiến đường sá nơi đây khá chật chội.
Những cánh đồng dưa hấu úa vàng lá, để lộ ra những quả dưa hấu to, dài. Đám dưa 16 công của anh Nguyễn Hữu Nghiệp (ấp 6, xã Thạnh Phong) với mô hình dưa ghép bầu, vụ này “trúng rất dữ”, mỗi công (1.000m2) được khoảng 3 tấn. Với giá rẻ như hiện nay, dù mùa trúng nhất nhưng nông dân cũng chẳng có lãi. “Vụ dưa Tết thường xuyên bị cảnh “được mùa mất giá” nên tôi không trồng, bấm bụng bỏ đất trống để trồng vụ này với hy vọng bán vào mùa nắng, có giá, ít người trồng. Ai dè… còn thê thảm hơn” - anh Nghiệp buồn bã nói.
Theo tính toán của nông dân trồng dưa, thì chi phí cho mỗi công khoảng 3 triệu đồng, gồm phân, thuốc bảo vệ thực vật, giống, tấm bạt phủ; chưa kể đến công chăm sóc và tiền điện chạy máy bơm, ống để tưới. Nếu bán ở mức bình quân 2.000đồng/kg thì được khoảng 5 triệu đồng. Với giá bán như vậy thì người trồng dưa lỗ chắc rồi. Trên những đám dưa đã thu hoạch, có rất nhiều dưa nhỏ bị “bỏ rơi” lại mà chẳng ai đến nhặt. “Nếu thuê người gánh về nhà thì lỗ, bởi vì bán có 1.000 đồng/kg mà lái cũng không mua…” - nông dân Trương Văn Lâm, trồng hơn 20 công dưa ở xã Thạnh Hải, buồn bã nói.
Nhiều biện pháp “giải vây” vẫn…không xong
Cả 3 công dưa của gia đình bà Võ Thị Nuôi (Thạnh Hải) đã “quá tuổi” hơn 10 ngày nhưng bà vẫn không đành bán, mỗi ngày phải thuê người tưới nhằm hạn chế việc khô dây. “Nếu bán cũng chẳng có lãi, bây giờ tốn thêm ít chi phí nữa thì có đáng kể gì, hy vọng giá sẽ lên”- bà Nuôi rầu rĩ nói. Cạnh bên, 6 công dưa của bà Võ Thị Ánh cũng tương tự như bà Nuôi.
Trường hợp gia đình chị Lê Thị Chi (ấp Thạnh Lợi, Thạnh Hải) có thể nói là hết sức ngặt nghèo. Chồng chị phải đi nuôi tôm sú công nghiệp sau khi 6 công dưa bị lỗ đến 7 triệu đồng. Việc này đã góp phần đẩy gia cảnh chị càng thêm khốn khó. Bởi 2 người con trai (học lớp 8, lớp 9) vào 2 năm trước bị bệnh não phải điều trị tốn rất nhiều tiền, mất đến 3 năm điều trị mới khỏi.
Khi dưa quá rẻ như hiện nay, nông dân rất chán nản, nhiều người đã bán dưa một cách rất “lãng mạn và hào phóng”, như trường hợp anh Lâm bán cho thương lái với giá 1,5 triệu đồng mỗi cỗ xe 3 bánh Hoa Lâm; chị Tám Rô (Thạnh Phong) bán “mão” đống dưa chỉ với 100 ngàn đồng mà khỏi cần phải “cân đong đo đếm” gì cả…
Nhiều đám dưa ven đường đã tận dụng việc khách du lịch đến biển Cồn Bửng để bán tại đám, cho khách lựa thoải mái. “Giá cũng không quá 3.000 đồng/kg. Bán vậy cũng vui, số dưa nhỏ còn lại mình bón phân, tưới nước, dưỡng để nuôi trái, có khi mãn mùa bán cũng khá hơn. Mệt dữ lắm! Vừa làm nông dân cũng vừa làm dịch vụ mà” - cô Cẩm Hồng ở ấp Thạnh Lợi (Thạnh Hải) cho biết.
Tới TP. Bến Tre, giá dưa tăng trên 200%
Giá dưa hấu tại các chợ Phường 3, Phường 6, Tân Thành, chợ Đầu mối nông thủy sản Bến Tre… từ 6.000-8.000 đồng/kg. Theo chị Nguyệt, tiểu thương tại chợ Đầu mối nông thủy sản Bến Tre, sau khi nhận hàng từ lái, tiểu thương còn phải bỏ công lau chùi, sắp xếp lại trên kệ cho đẹp mới bán được. “Mua từ lái cũng giá khoảng 5.000 đồng/kg rồi. Nếu bán chậm, dưa bị héo cuống, nhẹ cân, thối ruột là chịu thua” - chị Nguyệt than.
Thương lái Nguyễn Lê Vũ Bão, đến từ Đồng Nai cho biết, dưa của Bến Tre chất lượng tương đối tốt: ngọt nước, chọn giống dưa trái dài nên để lâu hơn mà không dễ bị hư ruột như dưa tròn từ Tây Nguyên… Nhưng dưa Bến Tre giá cao hơn so với dưa Long An, Tiền Giang, bởi chi phí vận chuyển về các chợ tiêu thụ chính như Bình Điền, Đầu mối nông sản Thủ Đức, Đồng Nai... Hơn nữa, vụ này dưa không thiếu, tỉnh nào cũng có.
“Hết sắn tới dưa, rồi không biết sau này sẽ tới gì nữa đây! Hy vọng sắp tới sẽ hợp đồng được với công ty bao tiêu đầu ra cho nông sản, chứ nếu kéo dài tình trạng này, e rằng nông dân sẽ chẳng chịu trồng nữa. Hiện tượng “trúng mùa rớt giá” như cái điệp khúc… trong khi chúng tôi cũng rất bối rối” - ông Lê Thanh Nữa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Phong nói.
Cũng như nhiều nông dân khác, anh Tư Mạnh (ấp 7, xã Thạnh Phong) đã thuê xe chở cả đám dưa lên bày ven đường cạnh chợ Sơn Đông (TP. Bến Tre) để bán. “Cây nhà lá vườn nên tôi bán từ 4.000-6.000 đồng/kg, bán rất nhanh. Tính toán chi phí vận chuyển, ăn ở, rồi thì chẳng lãi bao nhiêu, vất vả lắm” - anh Mạnh nói.
Có thể bạn quan tâm

Philippines tổ chức hội nghị với sự tham gia của 500 DN trong ngành cá ngừ trong tuần này, nhằm thực hiện các hoạt động XK cạnh tranh hơn trên toàn thế giới.

Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.