Trùm mắc ca đói vốn

Ở Lâm Đồng, ông Trần Vinh được xem là “trùm” mắc ca, bởi ông đang sở hữu diện tích cây mắc ca lớn nhất tỉnh (thậm chí lớn nhất cả nước), khoảng 400 ha, trong đó 200 ha liền vườn liền khoảnh tại xã Tà Nung (TP Đà Lạt).
Thành công bước đầu
Trong những ngày tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên được tổ chức tại Đà Lạt mới đây, đích thân ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đầu mối triển khai gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho phát triển mắc ca Tây Nguyên đã đến tận vườn mắc ca của ông Trần Vinh khảo sát.
Trước đó, không ít người quan tâm đến mắc ca Tây Nguyên cũng đến đây để “mắt thấy tai nghe” về ông “vua” mắc ca này.
Ông Trần Vinh người gốc Huế, sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, được kế thừa một khối tài sản đất đai khá lớn từ bố mẹ để lại. Trước 2005, ông là dân chơi ảnh nghệ thuật.
Từ năm 2005, ông bắt đầu rẽ sang nghề trồng mắc ca khi gặp một người bạn từ nước ngoài về gợi ý trồng thử. Bắt đầu từ đây, ông bán mọi thứ tài sản có thể để dồn vào cây mắc ca.
Đầu tiên, ông trồng thử nghiệm khoảng gần 1 ha tại huyện Đơn Dương. Thành công! Từ thành công này, ông mở rộng thêm khoảng 3 ha. Tiếp tục thành công! Mỗi ha cho ông thu từ 500 - 700 triệu đồng. Từ đó, ông Vinh dồn vốn tiếp tục trồng hơn 100 ha tại huyện Lâm Hà.
Công việc làm ăn của ông đang suôn sẻ thì bỗng xảy ra tranh chấp đất đai với người dân địa phương trên chính mảnh đất ông thuê của Nhà nước. Vài chục ha mắc ca chuẩn bị cho hoa của ông bị người dân “phạt ngang” vì họ cho rằng đất đó là đất của ông bà họ để lại.
Tuy nhiên, khát vọng mắc ca trong ông vì thế mà dừng lại. Trần Vinh tiếp tục “canh bạc cuối”: Bán toàn bộ đất đai được vài chục tỷ đồng và vay mượn thêm để thuê 200 ha đất tại Tà Nung (xã vùng ven Đà Lạt) phát triển cây mắc ca.
Lần này, ông làm ăn chung với một người bạn. Đến nay, trên khu đất liền khoảnh 200 ha tại Tà Nung, diện tích mắc ca đã trồng chiếm 140 ha. Trong đó cây trồng năm thứ tư có, năm thứ ba có... và cũng có cả một phần diện tích vừa mới xuống giống. Tính ra, ông Trần Vinh đã bỏ vào đây khoảng 40 tỷ đồng.
Giữa đường đứt gánh
Nhưng, điều mà ông không lường trước đã xảy ra: Nửa chừng, người bạn cùng làm ăn bỗng rút vốn vì nhiều lý do!
Như vậy là ông Vinh còn lại một mình “gánh” tất tật khu đất 200 ha, đã xuống giống mắc ca khoảng 140 ha. Và, điều đáng quan tâm khác, nay cũng là lúc mà ông phải trả các khoản tiền vay theo kỳ hạn của hợp đồng.
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, với vườn mắc ca của ông Trần Vinh, cần có một cuộc “bắt bệnh” từ khâu giống, kỹ thuật chăm sóc... đến các hạng mục thuộc cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống nước tưới... của các chuyên gia về mắc ca trước khi ngân hàng hỗ trợ vốn. |
Những năm trước, vườn mắc ca của “vua” mắc ca Trần Vinh luôn có không dưới 30 lao động thường xuyên và cả trăm hợp đồng lao động thời vụ. Nhưng trong vòng nửa năm qua, do nguồn vốn cạn kiệt, ông đã phải giảm đến mức thấp nhất nguồn lao động trong phạm vi có thể để đỡ bớt tiền công lao động. Vườn tược cũng vì thế mà không được chăm sóc kỹ.
“Vua” mắc ca Trần Vinh đang đứng trước tình thế lưỡng nan: Không thể bỏ vườn mà phải tiếp tục đầu tư nhưng đang cạn vốn.
Cũng cần nói thêm, chiến lược mà ông Trần Vinh vạch ra để thuyết phục người bạn hùn vốn cùng làm ăn không phải là không có lý: Những năm đầu, tập trung xuống giống mắc ca.
Tiếp đến, khoảng 3 năm sau, trồng xen các loại cây ngắn ngày như sả, môn, nghệ... để có nguồn thu trước mắt; tiếp theo là mở thêm một số mô hình khác như chăn nuôi, làm du lịch...
Nửa năm qua, vườn mắc ca của ông Vinh bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp vì không được chăm sóc một cách đúng mức. Tuy nhiên, ông vẫn tỏ ra lạc quan: “Hiện tại, mặc dù đang đối mặt với những khó khăn nhất định nhưng tôi vẫn tin rằng mô hình mắc ca sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vấn đề lo nhất lúc này là làm thế nào để có thêm nguồn vốn (không phải là quá lớn như trong giai đoạn trồng mới ban đầu) để tiếp tục đầu tư trước khi thu hoạch".
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu năm 2014, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hải Dương triển khai thực hiện mô hình sản xuất cà chua an toàn (VietGAP) thuộc đề tài khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất rau quả tươi an toàn theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”.

Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn trồng ở niên vụ 2014 - 2015 tiếp tục diễn ra. Qua kiểm tra thực tế, đơn vị này đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 20ha sắn trồng tại các xã An Hòa, An Nghiệp, An Xuân, tỉ lệ gây hại từ 20% đến 50%.

Đứng trước ruộng sắn nước xanh um lá, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc) cho biết, ruộng sắn nước nhà anh trông khá đẹp, nhưng khi nhổ thử thì củ quá nhỏ, năng suất ước 2,5 tấn/sào nên người mua chỉ trả giá 3 triệu đồng/sào. Với chi phí 5 triệu đồng/sào, anh lỗ khoảng chục triệu đồng.

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.