Trụ Vững Với Nghề Hậu Cần Cá Tra
Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.
Hiểu nghề
Công ty AFA ra đời vào năm 2007, thời điểm mà ngành công nghiệp cá tra đang ở thời kỳ “cực thịnh”.
Ngoài việc kinh doanh cá nguyên liệu, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các nhà máy ở ĐBSCL, AFA còn làm đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa, mua bán xăng dầu.
Ở dịch vụ vận chuyển cá, công ty sở hữu 10 chiếc ghe trọng tải từ 8 – 30 tấn và thuê thêm 15 chiếc để làm công việc vận chuyển cá từ ao nuôi về nhà máy.
Hàng ngày, AFA luôn phấn đấu đưa tỉ lệ cá hao hụt xuống mức thấp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà máy.
Thời cực thịnh của con cá tra, ở ĐBSCL có trên 50 công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển. Song, đến nay, số DN vận chuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay. Họ đã phá sản hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.
“Nghề vận chuyển nguyên liệu không hề đơn giản. Muốn làm nghề này thì mình phải hiểu nó. Tại sao có đơn vị vận chuyển cá từ ao về nhà máy, tỷ lệ hao hụt rất thấp, có đơn vị khi vận chuyển mà tỷ lệ cá chết lên đến 20 – 35%?”- ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty AFA, tâm sự.
Hơn 30 năm sống với nghề, ông Nghiệp là người hiểu rõ đặc tính sinh học của con cá tra. Cái hay của ông là vừa làm dịch vụ vận chuyển, vừa tư vấn giúp cho các chủ hầm kỹ năng nuôi cá, kinh nghiệm trong điều trị bệnh nên được ngư dân trong và ngoài tỉnh tín nhiệm.
“Nói về con cá tra, ông hai Nghiệp là người dầy dặn kinh nghiệm, hiểu rất sâu sắc về đặc tính của con cá. Trong kinh doanh, ông đã áp dụng phương châm lấy chữ “tín” để dựng nghiệp, chính vì vậy mà ông trụ vững, đưa công ty phát triển đến ngày hôm nay” – ông Trần Văn Thành, ngư dân nuôi cá TP. Châu Đốc, nhận xét.
Làm ăn chân chính
Từ năm 2000 – 2012, nghề nuôi và chế biến cá tra ở ĐBSCL trải qua nhiều thăng trầm. Là người tham gia làm dịch vụ hậu cần nghề cá, ông hai Nghiệp luôn biết chia sẻ khó khăn với ngư dân và các nhà máy chế biến.
“Khi nguyên liệu cung - cầu mất cân đối, giá cá trên thị trường tăng giảm bất thường, lẽ ra trong kinh doanh, người ta lợi dụng tình huống này để “đè giá”, sẵn sàng “bẻ kèo” khi hợp đồng đã ký thì ông Nghiệp luôn thực thi đúng với hợp đồng. Trong kinh doanh, làm ăn chân chính hay không là ở chỗ này” – ông Phan Thành Nam, ngư dân xã Khánh Hòa (Châu Phú), nói.
Từ năm 2013 trở về trước, giá xăng dầu được các đầu mối nhập khẩu liên tục điều chỉnh tăng. Những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển ngay lập tức tiến hành “đàm phán” với nhà máy, đòi tăng đơn giá vận chuyển. Riêng AFA thì không, vẫn “gồng mình” chia sẻ khó khăn cùng nhà máy. Đây chính là sự “khác biệt” trong đường hướng, chiến lược kinh doanh của công ty.
“Nghề vận chuyển cá có rất nhiều thủ thuật gian lận. Nào là gian lận trong quá trình cân, cá bị mất trên đường vận chuyển. Một số đơn vị thông đồng với giám sát nhà máy, trước khi đưa cá lên chế biến đã cơi ghe đục lên cao để cá khát nước, sau đó hạ đục xuống để cá hớp nước đầy bụng (cân cho nặng), sau đó mang lên cân cho nhà máy. Đủ hình thức gian lận nhưng ở AFA không làm việc này” – ông Trần Long Biên, Giám đốc Công ty Dịch vụ vận chuyển Nam Sông Hậu, nhận xét.
Kinh doanh trên sự “khác biệt” giúp AFA tồn tại trên thương trường đến ngày hôm nay. Đó cũng là yếu tố giúp DN đứng vững trong thời buổi khó khăn.
“Phương châm kinh doanh của Công ty AFT là win-win (chiến thắng – chiến thắng). Ở đây không có việc mạnh được, yếu thua… Đây cũng chính là “bí quyết” mà họ “trụ vững” được trên thương trường thông qua dịch vụ và ngành nghề mà họ đang kinh doanh. Ông hai Nghiệp là người lấy chữ “tín” để dựng nghiệp ” – ông Trần Đình Thi, ngư dân quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), đánh giá.
Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Tin-trong-tinh/Tru-vung-voi-nghe-hau-can-ca-tra.html
Có thể bạn quan tâm
Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý đối với trâu, bò sống nhập khẩu. Theo đó, 100% các lô hàng trâu, bò sống nhập khẩu vào Việt Nam đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
Các công ty nuôi chim yến và các địa phương có nhà nuôi chim yến đã có những biện pháp ban đầu phòng ngừa dịch cúm cho loại chim này trong bối cảnh dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng tại các tỉnh.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, đầu những năm 2000, xã Hải Ninh (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 50ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản. Tại đây, nhiều hộ đã đưa giống ếch Thái Lan về nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chỉ sau mấy ngày phương tiện thông tin đại chúng thông báo về việc dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ngoại thành sức tiêu thụ gia cầm tại các chợ TPHCM đã giảm mạnh.