Trồng xạ đen cho hiệu quả cao
Xác định nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn, bà con nông dân xã Cao Dương (Lương Sơn - Hòa Bình) đã tập trung đầu tư trồng và phát triển mở rộng diện tích.
Theo đánh giá của bà con, xạ đen là loại cây dạng bụi leo dễ trồng, rất phù hợp trồng xen canh, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích, giá bán ổn định. Hiện nay, giá mỗi cân xạ đen dao động từ 20.000 - 30.000 đồng, sau khi trừ chi phí, giá trị kinh tế đạt trên 200 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 4 - 5 lần so với lúa và ít rủi ro hơn. Vì vậy, trong 4 năm gần đây, nông dân trong xã đã học hỏi nhau trồng xạ đen.
So với các thôn khác ở Cao Dương, thôn Cao Đường có diện tích trồng xạ đen tương đối tập trung. Thôn có 140 hộ thì có đến 130 hộ trồng xạ đen. Nhờ trồng xạ đen, nhiều hộ đã có kinh tế khá ổn định. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, trước đây, gia đình chủ yếu trồng nhãn, ngô nhưng không hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của cây xạ đen, năm 2008, gia đình ông đã chuyển 2.000m2 đất vườn sang trồng xạ đen. Nhận thấy cây xạ đen mang lại hiệu quả rõ rệt, đến nay, gia đình đã chuyển toàn bộ diện tích 5.000m2 đất vườn sang trồng cây xạ đen.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Cây xạ đen đầu tư không cao, thu hoạch dễ, sau 5 - 6 tháng trồng là cho thu hoạch, cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần nên lúc nào cũng có tiền. Xạ đen sau khi cắt về lá được tuốt riêng và cành băm nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô. Cứ 3 - 4 ngày thương lái từ Hà Nội, TP Hòa Bình... lại về thu mua.
Mỗi lần thu hoạch từ 1 - 1,2 tấn sản phẩm khô đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình”.
Bên cạnh đó, ông Hải còn ươm cây giống xạ đen để bán. Sau khi trừ chi phí, gia đình có tổng nguồn thu từ 160 - 180 triệu đồng/năm.
Theo đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương, cây xạ đen đang được coi là cây trồng chủ lực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân xã Cao Dương. Thực tế cho thấy hiệu quả từ trồng xạ đen cao hơn nhiều so với các loại cây truyền thống khác.
Hiện, toàn xã có 50 ha trồng cây xạ đen và theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV, diện tích này còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết từ đầu vụ thả nuôi (tháng 11/2011) đến nay, toàn huyện đã có gần 75.600 con tôm hùm nuôi bị chết, chiếm hơn 20,5% số lượng tôm nuôi.
“Hiện nay chúng ta đang chào giá tôm trên thế giới thấp hơn giá thật mà không ai mua. Nhiều khách hàng họ trả giá nhưng khi mình đồng ý bán thì họ lại không mua nữa, trong khi hợp đồng sau khi được ký, DN phải thu mua nguyên liệu rất khó khăn, thậm chí phải nâng giá mua, đôi khi giá chào bán chỉ bằng giá nguyên liệu" - ông Trần Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Thuan Phuoc Corp. than phiền như vậy trong Hội nghị Toàn thể hội viên VASEP năm 2012 được tổ chức ngày 12/6 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều đáng lo ngại là các loại bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, nhưng ngành chức năng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý.
Bà Đặng Thị Thu Hoàn – Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh xuất hiện “bệnh lạ” ở tôm trên diện tích 1 ha tại một hộ nuôi ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà)
Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.