Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Tiêu Trên Trụ Cóc Rừng Ở Bình Thuận

Trồng Tiêu Trên Trụ Cóc Rừng Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 12/04/2013

Anh Nguyễn Đức Dũng (51 tuổi) ở thôn Tân Quang, xã Sông Phan, Hàm Tân (Bình Thuận) đã đưa gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng với mô hình trồng hồ tiêu trên trụ cây cóc rừng.

Gia đình anh Nguyễn Đức Dũng gắn bó với công việc trồng tiêu đã gần 15 năm nay, năm nào vườn tiêu 400 trụ cũng cho thu hoạch hơn từ 1,5 đến 2 tấn tiêu hạt. Anh Dũng tính toán: Với giá bán hiện tại 150.000 đồng/kg, năm nay vườn tiêu 400 trụ của gia đình anh cho thu hoạch trên 1,5 tấn, sau khi trừ chi phí, lãi gần 200 triệu đồng.

Ngoài các yếu tố cần cù, kiên trì của chủ vườn, sở dĩ vườn tiêu của anh Dũng luôn cho năng suất cao trước hết là do khâu chọn giống, kỹ thuật trồng và biết ứng dụng đầy đủ kinh nghiệm học hỏi từ những người trồng tiêu ở vùng Long Khánh, Đồng Nai. Anh Dũng cho biết: Giống tiêu được mua chọn lọc từ vườn ươm Bảo Chánh - Long Khánh, trồng theo mật độ 120 cây/1 sào; Sau 2 năm chăm sóc cây non thật kỹ, qua năm thứ 3 mới cho dây bò lên thân cây cóc rừng để tiêu bám trụ phát triển. Với đặc thù “nắng không ưa, mưa không chịu”, ngoài việc bón đầy đủ các loại phân hữu cơ theo từng quy trình sinh trưởng. Vườn tiêu của gia đình anh luôn được ủ gốc trong mùa nắng để giữ độ ẩm và lên líp để kịp thoát nước sau mỗi trận mưa, không để nước ứ đọng ở gốc cây là nguyên nhân chính gây ra bệnh thối rễ cây tiêu rất khó trị. Lợi thế là vườn tiêu của anh nằm cạnh dòng chảy sông Phan nên rất thuận cho việc tưới tiêu quanh năm. Anh cũng đã tận dụng đất phù sa ven sông để làm bầu trụ và đất ươm cho những dây tiêu giống.

Nhớ lại nhiều năm trước đây, trên mảnh đất này, anh Dũng đã trồng thử nhiều loại cây khác tuy cũng đạt hiệu quả kinh tế nhưng đến khi được giới thiệu, nghiên cứu, so sánh, anh đã đi đến quyết định dốc vốn đầu tư, chọn cây tiêu làm cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Ngay từ những vụ thu hoạch đầu, cả nhà mừng rỡ vì thu nhập từ cây tiêu cao gấp 3 lần so với các loại cây trồng trước đây.

Một trong những sáng tạo của anh Dũng là dùng cây cóc rừng để làm nọc tiêu thay thế những trụ gỗ, trụ xi măng. Vì trụ gỗ không có nhiều vì rừng đã kiệt, còn dùng trụ gạch, xây xi măng lại phải đầu tư chi phí khá cao. Trong khi đó, cây cóc lại có sẵn trong nương rẫy, anh chỉ bỏ công chặt nhánh đem về trồng. Từng bước một tuy chậm nhưng đến nay tất cả 400 cây cóc dùng làm nọc tiêu phát triển xanh tốt, cây tiêu bám trụ nhanh và cho chất lượng hạt cao. Phát huy lợi thế sẵn có, năm 2010 anh Dũng tiếp tục mở rộng diện tích thêm 300 trụ. Nhờ chăm bón kỹ như vậy nên vườn tiêu năm nào cũng cho thu hoạch cao.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa tồn đọng 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh Khánh Hòa tồn đọng 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

25/08/2015
Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm Triển vọng từ cây trồng mới tại xã Vô Điếm

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

25/08/2015
Tạo đột phá từ nguồn vốn vay Tạo đột phá từ nguồn vốn vay

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).

25/08/2015
Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ Nhãn Phú Tây trái to, cơm dày, thơm ngon khác lạ

Kích thước trái nhãn Phú Tây ở Sóc Trăng vào khoảng 4cm, cơm dày, hạt nhỏ và có mùi thơm đặc biệt.

25/08/2015
Xúc tiến đăng ký nhãn hiệu na Chí Linh Xúc tiến đăng ký nhãn hiệu na Chí Linh

Theo Sở KHCN Hải Dương, tới thời điểm này, Hội Nông dân thị xã Chí Linh đã được chọn là chủ đơn đăng ký cho nhãn hiệu tập thể “na Chí Linh". Sở cùng UBND và Hội Nông dân thị xã Chí Linh đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm na Chí Linh và phấn đấu hoàn thiện trong tháng 8 này.

25/08/2015