Ngư Dân Bình Thuận Trúng Đậm Vụ Cá Nam
Những ngày này, tuy đã vào cuối vụ cá Nam, nhưng bà con ngư dân tỉnh Bình Thuận vẫn rất phấn khởi do sản lượng khai thác tăng mạnh.
Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.
Ngoài ra, còn có trên 1.000 phương tiện của các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên cũng đến khai thác tại ngư trường Bình Thuận. Với việc tăng nhanh sản lượng khai thác hải sản trong thời gian qua đã nâng tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay của Bình Thuận lên trên 90.000 tấn, đạt gần 70% kế hoạch sản lượng cả năm. Do sản lượng cá tăng mạnh, giá cả lại ổn định nên thu nhập của bà con ngư dân khá cao.
Thời gian qua đã nâng tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay của Bình Thuận lên trên 90.000 tấn, đạt gần 70% kế hoạch sản lượng cả năm - Ảnh minh họa (Ảnh: Duy Anh)
Ngư dân các phường Phú Hài, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long thuộc thành phố Phan Thiết đang tiếp tục tập trung lap động, tu sửa tàu thuyền, ngư lưới cụ, mua thêm nhiên liệu, đá lạnh, thực phẩm để tranh thủ ra khơi.
Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết: “Chúng tôi khuyến khích bà con hoạt động theo các mô hình tổ đội nhóm, để tăng thêm hiệu quả, bởi vì khi hoạt động theo nhóm sẽ giảm được nhiều chi phí trong vận chuyển, vận tải.
Thứ hai là khuyến khích bà con tìm hiểu thông tin ngư trường trước khi đi biển. Định kỳ hàng tháng đều có thông tin ngư trường để bà con tìm giải pháp an toàn nhất khi đi biển. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang đề xuất một số chính sách hỗ trợ giúp cho bà con nâng cao chất lượng bảo quản”.
Có thể bạn quan tâm
Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.
Năm 2014, chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời điểm này, với giá bán 65 - 75 nghìn đồng/kg, cứ 1.000 con gà người chăn nuôi lãi 15 - 20 triệu đồng. Nếu tập trung khắc phục những bất cập trong sản xuất và tiêu thụ thì chăn nuôi gà còn đạt hiệu quả cao hơn.
Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) thông báo, nếu trong sữa bò mà nông dân giao cho nhà máy có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì người bán sẽ bị nhắc nhở và sau 6 lần kiểm tra mà sữa vẫn có tỷ lệ nước trên 4%, công ty sẽ ngưng nhận sữa từ nông dân nuôi bò có hợp đồng bán sữa với công ty.
Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.
Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.