Trồng Rau Nhà Kính Ở Cánh Đồng Nga
Để có thể cung cấp rau nội địa, ở Kuban, nhiều chủ trại đã tiến hành trồng các loại rau cần thiết về mùa đông và mùa xuân trong nhà kính.
Về mùa đông, nhiều địa phương nước Nga buộc phải mua rau quả của nước ngoài, như cà chua và dưa chuột Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ba Lan… Để có thể cung cấp rau nội địa, ở Kuban, nhiều chủ trại đã tiến hành trồng các loại rau cần thiết về mùa đông và mùa xuân trong nhà kính.
Chẳng hạn, hiện nay ở vùng Krasnodar, các xí nghiệp lớn, các trang trại cũng như hộ gia đình đều trồng rau trong nhà kính. Nhà nước tài trợ khoảng 300 rúp/m2 cho tất cả mọi người, không phân biệt nhà kính công nghiệp, hiện đại hay thô sơ. Điều chủ yếu là làm sao có thật nhiều rau tỉnh Kuban xuất hiện trên mâm cơm mùa đông của các gia đình.
Kết quả là, theo số liệu của Sở Nông nghiệp Kuban, chỉ trong 2 năm gần đây, trong vùng đã có hơn 30ha nhà kính mùa đông hiện đại được đưa vào sử dụng. Theo kết quả năm 2012, tổng diện tích nhà kính trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các chủ trang trại chiếm 142,3ha. Đến cuối năm 2013, có thêm 18ha nữa. Trong 3 năm gần đây, hơn 3.000 hộ gia đình nhận được tài trợ của Nhà nước để làm nhà kính trồng rau. Hiện nay, tổng diện tích nhà kính của họ lên tới 314 ha.
Kinh nghiệm làm nhà kính
Ông Mikhail Orlov, doanh nhân ở làng Starovelichkov đã làm trên khu đất của mình một nhà kính bằng tấm lợp lấy sáng polycarbonate diện tích 1.400m2. Năm đầu tiên là một năm thành công đối với ông, và hiện nay, ông dự định thiết lập một hệ thống lò sưởi cho nhà kính của mình bằng tiền nhà nước tài trợ, xây thêm các buồng phụ.
“Tôi tự làm lấy nhà kính chủ yếu bằng vật liệu nhựa tổng hợp của Israel. Nhà lợp bằng nylon bất lợi ở chỗ sau 2-3 năm lại phải thay mái. Trong điều kiện đó, làm nhà kính bằng vật liệu nhựa tổng hợp có lợi hơn” - ông Mikhail Orlov giải thích.
“Tôi tự làm lấy nhà kính, chỉ thuê thợ lợp mái polycarbonate. Tôi cũng tự trồng cây ươm trên than bùn mua ở làng Novotitarovsk. Năm ngoái, tôi đã trồng được 80.000 cây giống để bán”.
Ông Roman Lapaev
Ông Mikhail Orlov nói tiếp: “Tôi làm nhà kính tốn đâu khoảng 1,5 triệu rúp, nhưng chỉ nhận được 420.000 rúp tài trợ của Nhà nước. Số tiền này tôi dùng mua nồi hơi và thiết bị đối lưu nhiệt để sưởi ấm nhà kính trong những ngày băng giá. Kết quả là bây giờ có thể trồng rau quanh năm”.
Người động viên và người thầy đầu tiên dạy Mikhail trồng rau là mẹ anh. Một lần, bà nhờ anh làm cho bà một nhà kính nhỏ để trồng rau. Mikhail đắn đo mãi, cuối cùng vì có diện tích nên anh đã làm một nhà kính lớn, anh thuê đổ 60 xe tải đất mùn, khoan một cái giếng lấy nước; lắp đặt hệ thống tưới tiêu. Sau đó thử trồng dưa chuột và đã thành công. Vấn đề tiêu thụ, theo Mikhail, không gặp khó khăn vì anh có thể bán rau ở chợ làng Kalininsk thông qua một cửa hàng mua bán.
“Hiện nay cái chính là lắp đặt lò sưởi và sẽ không còn bị phụ thuộc vào sự thất thường của thời tiết nữa. Từ việc trồng rau trên đất, tôi muốn chuyển sang trồng trọt phi thổ nhưỡng để sử dụng tốt hơn diện tích đang có. Thêm nữa, về mùa đông, lúc băng giá, cần phải sưởi ấm đất và thay đất cứ 2 năm một lần hoặc cày sâu”- Mikhail chia sẻ.
Trồng rau nhà kính không phải là loại hình kinh doanh duy nhất của Mikhail Orlov; ông còn thuê 203ha ao để nuôi cá. “Trước đây, vùng ao này thuộc về nông trang, hồi nhỏ tôi thường chạy ra đây câu cá. Sau này nó bị bỏ hoang, cá không còn nữa. Vì vậy, khi tôi thuê và thả cá ở đây, bà con rất phấn khởi. Quả thật, thời gian gần đây, do thiếu nước, ao bị khô cạn, và nuôi cá ở đây rất khó khăn” - Mikhail Orlov giải thích.
Dâu tây Ý
Ông Roman Lapaev cũng có một nhà kính làm bằng tấm lợp polycarbonate với diện tích tương đương. Ở đây ông trồng dâu tây. Cây giống được ông mang về từ nước Ý.
Năm 1998, Roman cùng vợ ra nước ngoài tìm việc. Ông đã làm việc ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp: Trồng nho, lắp đặt ống dẫn gaz và ống nước, lái xe. 5 năm gần đây, ông làm việc tại một xí nghiệp cung ứng rau quả và cây giống lớn ở Ý. Từ đó Roman mang 3 loại cây giống dâu tây về nước.
“Con trai tôi sinh ra ở bên ấy, học một năm ở trường phổ thông Ý. Chúng tôi sống ở thành phố Turin, nơi đã diễn ra Thế vận hội Olympic 2006. Tôi đã đi khắp nước Ý - Roman nói. Cuộc sống bên ấy tạm ổn, nhưng dù sao vẫn nhớ nhà. Năm nào cũng tâm niệm sẽ trở về. Và cuối cùng tôi đã về nước Nga.
Roman không bắt tay ngay vào nghề nông. Đầu tiên ông làm nghề lái xe. Sau đó ông thử trồng dâu tây Ý trong vườn nhà mình. “Đây chính là thửa ruộng thí nghiệm đầu tiên của tôi - ông chỉ vào một vạt rau trong nhà kính của mình – Ngôi nhà cũ của tôi nằm ở đây, tôi đã dời đi để làm nhà kính, đã đổ 100 xe đất vào đây.
Tôi tự làm lấy nhà kính, chỉ thuê thợ lợp mái polycarbonate. Tôi cũng tự trồng cây ươm trên than bùn mua ở làng Novotitarovsk. Năm ngoái, tôi đã trồng được 80.000 cây giống để bán”.
Trồng dâu tây quanh năm
Người mách bảo kỹ thuật trồng dâu tây là đại diện một công ty Tây Ban Nha đến làm việc tại nước Nga. Trước khi làm nhà kính, Roman thuê 2 hécta đất và vụ đầu tiên anh tự trồng lấy. Mỗi hécta thu hoạch được gần 25 tấn. Hiện nay ông đang thử trồng dâu tây bằng kỹ thuật phi thổ nhưỡng. Số tiền trợ cấp của Nhà nước, Roman Lapaev chi cho việc lắp đặt lò sưởi trong nhà kính, mua nồi hơi và quạt thông gió.
“Sau khi nắm vững nghề trồng dâu tây trong nhà kính, tôi sẽ mở rộng sản xuất. Tôi sẽ tìm một công ty giao hàng xây cho tôi một nhà kính “hoàn chỉnh” - Roman Lapaev nói. Điều chủ yếu là tôi nhìn thấy dâu tây của tôi được ưa chuộng và mang lại lợi nhuận. Nghĩa là tôi đã lựa chọn đúng”.
Mikhail Orlov và Roman Lapaev rút ra kết luận trên bằng những con đường khác nhau. Một người trên vai là kinh nghiệm kinh doanh và sự ủng hộ của người thân, người kia có hơn 13 năm làm việc ở nước ngoài. Họ đều xây nhà kính trồng rau và đã có những thành công. Tin rằng họ biết đi những bước tiếp theo. Rồi những người khác cũng theo chân họ, nghĩa là trên mâm cơm mùa đông của chúng ta sẽ có rau quả vùng Kuban.
Có thể bạn quan tâm
Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.
Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.
Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.
Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).
Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.