Trồng Rau Kiếm Bạc Tỷ
Một số người cho rằng nhiều đất và nhiều vốn mới có thể làm giàu. Song ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), có những nông dân ít đất, ít vốn nhưng nhờ nắm vững kỹ thuật trồng rau, họ vẫn trở nên khá giả.
Họ có chung một điểm là đều xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp có thu nhập thấp. Khi tách ra sống riêng dù có ít đất và thiếu thốn trăm bề, nhưng bằng sức trẻ, biết nắm bắt cơ hội và học hỏi những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất, họ đã vươn lên khá giả.
* Trồng rau “không giống ai”
Khi anh Đỗ Văn Xuân (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp) lấy vợ ra ở riêng, gia tài cha mẹ chia cho chỉ là 8 sào đất xấu, nhưng nhờ biết cải tạo đất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nên mấy năm nay, anh thu lời 500-600 triệu đồng/năm. Và cũng từ mấy sào rau mà anh xây được nhà lớn, mua xe hơi. Theo lời anh Xuân, gia đình anh làm nghề trồng rau từ khi anh còn rất nhỏ. Trước đây, trồng rau vụ được vụ mất chỉ đủ ăn. Cũng vì hoàn cảnh gia đình chẳng mấy dư giả nên anh bỏ ngang việc học, ở nhà phụ giúp cha mẹ trồng rau.
Khi có trong tay 8 sào đất, thấy trồng rau lệ thuộc quá nhiều vào thời tiết, tốn công, trừ chi phí lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu, anh quyết định làm một cuộc “cách mạng” trong sản xuất. Năm 2005, anh là người đầu tiên trong xã dám vay vốn đầu tư hệ thống tưới phun cho rau để giảm chi phí công thợ. Tiếp đến, anh tự nghiên cứu thị trường chọn loại rau luôn được giá và dễ tiêu thụ nhất để trồng là xà lách. Trong khi nhiều người trồng rau đua nhau làm nhà lưới thì anh lại chọn phương pháp làm khung phủ, ít tốn kém, hiệu quả lại cao.
Anh Xuân cho biết: “Trước đây, làm 8 sào rau tôi phải thuê 14-15 thợ/ngày, nhưng giờ có hệ thống tưới phun, làm đất bằng máy móc, tôi chỉ phải thuê chừng 3 thợ/ngày. Rau dùng khung phủ cũng không còn lo thời tiết mưa nắng bất thường, năng suất tăng gấp 2 lần so với trước”. Rau của anh Xuân trồng theo quy trình an toàn, mẫu mã đẹp nên được các mối ở TX.
Long Khánh, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt hàng quanh năm, giá ở thời điểm rẻ nhất cũng 6 ngàn đồng/kg, khi hút hàng giá lên đến 15-20 ngàn đồng/kg. Anh Xuân nói, anh luôn có lãi dù với giá 6 ngàn hay 20 ngàn đồng, bởi chi phí đã giảm đến mức thấp nhất.
* Học đại học để làm nông dân
Tốt nghiệp khoa cơ khí Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh năm 2000, trong khi bạn bè kéo nhau đi kiếm việc ở các công ty với mức lương khá cao thì anh Vũ Văn Vương, ở ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) lại khăn gói về quê để làm nông dân.
Anh Vương chia sẻ: “Thấy bà con trồng rau vất vả quanh năm mà thu nhập vẫn thấp nên tôi muốn mình sẽ làm mô hình điểm về trồng rau năng suất cao và tự tìm đầu ra cho mình và bà con. Có đầu ra ổn định, lợi nhuận sẽ cao”. Theo anh Vương, rau là món ăn hàng ngày của mọi gia đình nên phải sản xuất theo hướng an toàn để đảm bảo sức khỏe. Do đó, gia đình anh luôn đi đầu trong áp dụng các quy trình trồng rau an toàn. Hiện tại, rau do gia đình anh Vương sản xuất đã được một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đặt hàng với giá ổn định.
Từ hai bàn tay trắng, nhờ trồng rau hiện anh Vương đã có trong tay cơ ngơi khang trang với lợi nhuận thu được mỗi năm vài trăm triệu đồng. Và khoản tiền lời đã được anh đầu tư vào việc mua đất để mở rộng sản xuất.
Ông Lê Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc, cho biết những hộ trồng rau cho thu nhập 200-300 triệu đồng/năm không phải là hiếm ở huyện. Hiện nay, nhiều hộ áp dụng tưới phun, nhà lưới, khung che nên sản xuất đến 10-11 vụ rau ăn lá/năm mà năng suất vẫn cao, không lệ thuộc nhiều vào thời tiết. Trước đây, trồng 1 hécta rau cần gần 20 nhân công/ngày, nay chỉ 3-4 nhân công là đủ. Giảm công lao động, lợi nhuận từ trồng rau cũng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.
Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).
Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Ngày 15-4, đại diện Công ty NutiFood cho biết sẽ xây một trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để nông dân đến tham quan học tập và ứng dụng.