Giống Khoai Lang Siêu Cao Sản HNV1 Và HNV2 Phù Hợp Với Điều Kiện Sản Xuất Ở Tuy Đức

Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuy Đức đã thí điểm trồng 2 giống khoai lang siêu cao sản là HNV1 và HNV2 trên diện tích 3 ha ở 3 xã Đắk R’tíh, Quảng Tâm, Đắk Búk So. Sau hơn 3 tháng triển khai, hiện nay, các hộ dân tham gia mô hình đã thu hoạch và năng suất đạt cao gấp 3 – 4 lần so với các giống khoai khác.
Gia đình chị Phùng Thị Hoài ở thôn 3, xã Quảng Tâm tham gia mô hình, cho biết: “Được Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện chọn làm thí điểm trồng khoai lang siêu cao sản, cuối tháng 7, gia đình tôi đã trồng thử 1,5 sào với cả 2 giống là HNV1 và HNV2. Trong quá trình trồng, tôi thấy chi phí đầu tư ít hơn, chỉ khoảng 1,2 triệu đồng/sào, bằng khoảng 50% so với đầu tư trồng khoai lang Nhật Bản, nhưng năng suất đạt rất cao, tới gần 6 tấn/sào; chất lượng tốt, tỷ lệ khoai loại 1 chiếm tới 80%...Tính ra 1,5 sào khoai siêu cao sản trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc thì gia đình lời trên 20 triệu đồng”.
Được biết, giống khoai lang siêu cao sản HNV1 và HNV2 thuộc nhóm chế biến tinh bột và đã được Bộ Nông nghiệp - PTNT cho phép trồng đại trà. Cả 2 giống khoai này đều có khả năng thích nghi cao với nhiều vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng từ 100-120 ngày, sau khi trồng 20 ngày đã bắt đầu ra củ.
Trong điều kiện chăm sóc bình thường, năng suất củ tươi của giống HNV1 đạt tới 50 tấn/ha, nếu được thâm canh cao năng suất củ tươi có thể đạt từ 80 –100 tấn/ha trở lên. Còn giống HNV2 nếu thâm canh bình thường, năng suất củ tươi khoảng 40 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh cao thì năng suất củ tươi có thể đạt từ 60 – 80 tấn/ha.
Ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Khoai lang siêu cao sản được coi là một cây có hiệu quả kinh tế hơn hẳn cây sắn và mang lại hiệu quả rất cao, góp phần hạn chế nạn phá rừng để trồng sắn và mở ra triển vọng phát triển kinh tế rất lớn. Hiện nay, huyện Tuy Đức đang có hướng mở rộng diện tích và sẽ liên kết với các công ty sản xuất ethanol sinh học trong và ngoài tỉnh để tạo đầu ra cho sản phẩm”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/giong-khoai-lang-sieu-cao-san-hnv1-va-hnv2-phu-hop-voi-dieu-kien-san-xuat-o-tuy-duc-35931.html
Có thể bạn quan tâm

Được biết, từ đầu tháng 8, tình trạng ngao chết rải rác ở các xã thuộc huyện Tiền Hải, từ ngày 11/8 trở đi ngao chết xảy ra đồng loạt. Tính đến 20/8, đã có hơn 1.000 ha diện tích có ngao chết, chủ yếu thuộc 6 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nội dung đầu tiên của Nghị định 36 về cá tra là "quy hoạch nuôi". Quy hoạch phải "phát huy lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường". Trên cơ sở hiện trạng, "phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá tra", từ đó "xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm". Tóm lại, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường.

Năm nay, thương lái thu mua tôm hùm thịt ở giá cao nên tôm dạt (loại tôm bị sứt râu, gãy càng, cháy đuôi…) giá cũng rất cao, dao động từ 1 triệu - 1,1 triệu đồng/kg. So với cùng kỳ năm trước, giá tôm thịt năm nay tăng cao từ 200 – 300 ngàn đồng/kg, ngư dân nuôi tôm thịt rất phấn khởi vì được giá.

Cuối tháng 7/2014, 2 hãng tin lớn của Nhật là Japan Times và NHK đồng loạt đưa tin chính quyền tỉnh Yamaguchi (Nhật) phát hiện một số lô cá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có dính thuốc diệt chuột và chất bị nghi là phân người. Các vật phẩm này được tìm thấy trong các hộp các tông loại 5kg chứa cá đông lạnh, gói trong túi nilon tại hai siêu thị.

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.