Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nhãn Tiêu Trái Vụ: Hướng Đi Mới Cho Người Dân Xã Ea Nuôl (Đak Lak)

Trồng Nhãn Tiêu Trái Vụ: Hướng Đi Mới Cho Người Dân Xã Ea Nuôl (Đak Lak)
Publish date: Tuesday. January 29th, 2013

Nhãn tiêu da bò trồng ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Đak Lak) đạt năng suất bình quân từ 14 - 16 tấn/ha/năm, với giá bán trong dịp tết là trên 20.000 đồng/kg, đã cho người trồng nhãn khoản lợi nhuận đáng kể. Nhờ trồng cây nhãn tiêu da bò, nhiều hộ đã thoát nghèo, trở nên khá giả và loại cây này hiện đang là cây trồng chủ lực của nhiều hộ dân nơi đây.

Anh Huỳnh Văn Phong, tên thường gọi là Sơn “nhãn”, là người đầu tiên đem cây giống nhãn tiêu da bò vào trồng ở buôn Niêng 3, xã Ea Nuôl. Từ trồng thử nghiệm vài chục cây xen trong vườn cà phê để “lấy ngắn nuôi dài”, thấy giống cây này mang lại hiệu quả cao, anh Sơn đã nhân rộng được hơn 1 ha cây nhãn ghép, rồi sau đó phá bỏ toàn bộ diện tích cà phê kém chất lượng để trồng nhãn. Đến nay anh Sơn đã là chủ của vườn nhãn rộng hơn 3 ha với năng suất từ 14 - 16 tấn/ha. Do biết vận dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc theo đúng thời vụ, nên vườn nhãn ghép của anh Sơn có thể cho thu hoạch sớm, hoặc cho thu hoạch muộn hơn so với thời vụ, nên hiệu quả kinh tế cao hơn trồng nhãn thu chính vụ. Anh đã hướng dẫn các hộ ở vùng lân cận có diện tích đất trắng pha cát chuyển sang trồng cây nhãn để có giá trị kinh tế cao.

Gia đình anh Huỳnh Văn Lố (buôn Niêng 3) đã trồng được 8 sào nhãn tiêu da bò theo hướng dẫn của anh Sơn. Hai năm nay vườn nhãn trái vụ này đã cho năng suất 14 tấn/ha, với giá nhãn bán vào dịp gần tết Nguyên đán khá cao đã đem lại cho gia đình anh một khoản lợi nhuận đáng kể. Từ thành công của việc trồng cây nhãn tiêu da bò mà gia đình anh Lố đã thoát khỏi diện hộ nghèo của buôn và trở thành hộ khá giả, mua sắm được đầy đủ tiện nghi để phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Nuôl, để khai thác được tiềm năng kinh tế từ cây nhãn tiêu da bò trên vùng đất nghèo như xã Ea Nuôl thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng nhãn. Các cơ quan chức năng giúp địa phương tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như việc thu hoạch, bán sản phẩm theo quy trình sản xuất sạch, để không chỉ là sản xuất bền vững mà còn là giảm nghèo bền vững.

 


Related news

Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất Sử Dụng Rong Bún Làm Thức Ăn Cho Cá Nâu Nuôi Trong Ao Đất

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Saturday. November 22nd, 2014
Máy Kéo Câu Giảm Sức Lao Động Cho Ngư Dân Máy Kéo Câu Giảm Sức Lao Động Cho Ngư Dân

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Saturday. November 22nd, 2014
Bắc Kạn Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Hiệu Quả Cao Bắc Kạn Nuôi Cá Diêu Hồng Cho Hiệu Quả Cao

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.

Saturday. November 22nd, 2014
Làm Giàu Từ Nghề Ương, Vèo Cua Giống Làm Giàu Từ Nghề Ương, Vèo Cua Giống

Hơn 3 năm gắn bó với nghề ương, vèo cua giống, anh Đoàn Văn Tuyên đã tạo lập uy tín, khẳng định “thương hiệu” cho chính mình và Tổ hợp tác (THT) ương, vèo cua giống ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.

Saturday. November 22nd, 2014
Sản Xuất Giống Lươn Đồng Sản Xuất Giống Lươn Đồng

Phong trào nuôi lươn đồng ở Bình Định đang phát triển mạnh. Do địa phương này chưa SX được lươn giống nên nông dân phải mua giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ với chất lượng rất bấp bênh. Xuất phát từ thực tế này, ngành chức năng ở Bình Định đã tổ chức nuôi thử nghiệm lươn giống thành công.

Saturday. November 22nd, 2014