Trồng Nhãn Muộn: Hiệu Quả Và Phương Pháp Ghép Cải Tạo
Hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn
Giống nhãn muộn của gia đình chị Thiết là giống PHM99-12. Đây là một giống nhãn muộn đầu dòng được tuyển chọn trong nhiều năm liền. Giống này có chất lượng quả thơm ngon, năng suất cao, khối lượng trung bình đạt 80-85 quả/1 kg.
Gia đình chị đã trồng giống nhãn này được 7 năm, và năm nào cũng cho quả. Theo chị Thiết năm nay do thời tiết lạnh kéo dài, thời điểm thu hoạch sẽ chậm hơn mọi năm gần 1 tháng, nhưng nhãn vẫn sai quả, năng suất ước đạt gần 2 tạ quả/cây.
Nói về hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn, chị Thiết cho biết: “Trồng nhãn muôn có 2 ưu điểm, thứ nhất là ra hoa không cách năm, thứ hai là đã ra hoa là có quả.”
Cây nhãn là loại cây không kén đất trồng, khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất phù sa. Hiện nay 1 số tỉnh miền bắc như Hưng Yên, Bắc Giang diện tích trồng nhãn muộn ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra 1 số vùng ở miền núi như mộc châu-Sơn La cũng đang trồng thử, bước đầu đã có những thu hoạch tốt.
Áp dụng phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn muộn
Một ưu điểm của loại nhãn muộn này là khi trồng, người trồng không cần chặt bỏ cây nhãn cũ. Bà con có thể áp dụng các phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn.
Thời vụ ghép nhãn thích hợp là: vụ xuân vào tháng 3, 4 và vụ thu vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Vào thời điểm này các điều kiện nhiệt độ, môi trường đều thích hợp để tiến hành ghép cây, khả năng sống cao hơn.
Đối tượng để đem ghép là những cây nhãn con, hoặc những cây nhãn đã lâu năm nhưng ra hoa không hiệu quả, cho năng suất và chất lượng quả thấp. Với cây nhãn con là cây nhãn hoàn toàn mới, được gieo bằng hạt; chủ yếu là giống nhãn thóc, những giống địa phương có khả năng thích nghi tốt. Cây nhãn trồng sau 1 năm là có thể đem ghép.
Gốc ghép có đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, xanh tốt, không sâu bệnh.
Cây nhãn được chọn làm mắt ghép là những cây đầu dòng qua nhiều năm tuyển chọn. Cây có đặc điểm là loại nhãn ngon, số lượng quả đồng đều, cây sinh trưởng và phát triển tốt không sâu bệnh.
Hiện nay ở Hưng Yên có một vài giống nhãn muộn được công nhận là giống nhãn đầu dòng như PHM99-12, PHM99-14,PHM99-15,… Những giống nhãn này được sử dụng để làm mắt ghép cải tạo nhãn.
Tùy vào kích thước của cành ghép mà bà con lựa chọn cành mắt ghép có kích thước tương đương. Chọn những cành to, khỏe ở tầng tán thứ 2, cành hướng ra ánh nắng. Khi lấy mắt ghép chú ý giữ cho cành mắt ghép không bị mất nước, như vậy mới đảm bảo cho chỗ ghép phục hồi nhanh.
Sau khi chọn được cành ghép, bà con cắt bỏ hết phần lá trên mắt ghép, dùng vải ẩm bọc lấy mắt ghép giữ ẩm. Sau đó, tiến hành ghép cây.
So sánh giữa cây nhãn đem trồng mới và cây ghép, thì cây trồng mới sau 3 năm mới có quả, nhưng ghép cải tạo thì chỉ sau một năm cây đã bói quả, và chất lượng quả đạt yêu cầu, chi phí đầu tư giảm.v
Có thể bạn quan tâm
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao cho nhiều người dân khu vực ven biển miền trung. Cho đến nay, công nghệ nuôi tôm hùm lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có ở Việt Nam, mà ở đó con giống được khai thác từ tự nhiên.
Do nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của chính quyền, ngành chuyên môn, nhiều hộ ở Vĩnh Long đã chuyển đổi đối tượng và mô hình nuôi, quay sang nuôi thủy đặc sản và nuôi thủy sản nội địa.
Tại hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, nhiều đại biểu cho rằng nếu không giải quyết được những tồn tại hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu tôm hùm nước ta sẽ bị thu hẹp dần.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Châu phi đã đạt 525.896 tấn gạo, chiếm 15,93% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam ra Thế giới, tăng 52,03% so với năm 2014.
Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.