Trồng Ngô Rau: Khó Mà Dễ
Có 2 vụ trồng ngô rau: Vụ xuân gieo hạt đầu tháng 2, thu bắp tháng 4 và vụ đông gieo hạt đầu tháng 9, thu bắp tháng 11.
Chọn đất thịt nhẹ, đất thịt pha hoặc đất phù sa sông là tốt nhất. Nên trồng ở những nơi đất cao, tưới tiêu chủ động. Đất phải được cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống khoảng 70cm (bề mặt), cao 15 - 20cm. Sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như DK49, 9088, TSB2, Pacific N1...
Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc trong bầu, sau đó đưa ra trồng để hạn chế tính căng thẳng mùa vụ. Cách tốt nhất là gieo trong khay, khi cây có 3 lá thật thì đem trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách: Hàng x hàng = 45 - 50cm, cây x cây = 12 -15cm. Mật độ trồng khoảng 130.000 - 160.000 cây/ha.
Phân bón (tính cho 1ha):
Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc hữu cơ chế biến) + lân + 30% đạm + 30% kali.
Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc 10 - 15 ngày, dùng 20% đạm + 20% kali. Bón thúc lần 2 sau khi cây mọc 20 - 25 ngày, dùng 30% đạm + 40% kali. Và bón thúc lần 3 sau khi cây mọc 30 - 35 ngày, dùng 20% đạm + 10% kali.
Có thể sử dụng phân bón chuyên dùng NPK (tính cho 1.000m2):
Bón lót 100% phân hữu cơ chế biến 300kg + 15kg NPK(20-20-15).
Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc 10 - 15 ngày, dùng 10kg NPK (25-5-5 +TE). Bón thúc lần 2 sau khi cây mọc 20 - 25 ngày, bón 15kg NPK(20-0-20 +TE). Bón thúc lần 3 sau khi cây mọc 30 - 35 ngày, bón 15kg NPK(12-12-17).
Sau khi cây mọc khoảng 50 ngày ngô sẽ trổ cờ và phun râu, sau đó 5 - 7 ngày thu ngô non trước khi phun râu hoặc chớm mới nhú râu. Cần bẻ ngô nhẹ nhàng, tránh làm giập gãy. Yêu cầu ngô phải non, mịn, không gãy đầu. Căn cứ để thu hoạch đúng thời điểm là đường kính ngô chỗ lớn nhất chưa bóc vỏ là hơn 2,2cm; khi đã bóc vỏ nhỏ hơn 1,5cm. Năng suất có thể đạt 1.400 - 1.500kg/ha.
Có thể bạn quan tâm
Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.
Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Phát triển chiến lược tiếp cận cho hệ thống an toàn sinh học có hiệu quả tại Việt Nam”.
Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.