Trồng nấm rơm thu nhập khá

Anh Phan Hoàng Thanh ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng 1.300 m2 nấm rơm chia sẻ:
"Tui làm nghề trồng nấm rơm hơn 3 năm. Sau khi thu hoạch lúa thì mua rơm chất thành ụ để trồng nấm. Chịu khó thu mua rơm dự trữ để có thể trồng nấm cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Nghề này cho thu nhập khá vì thị trường tiêu thu mạnh".
Còn anh Nguyễn Văn Phú ở xã Bình Thạnh, Hồng Ngự chia sẻ, sau trồng khoảng 15 ngày bắt đầu thu hoạch. Nếu như nấm trúng, thu đến 20 ngày mới hết.
Vụ này anh chất 3.000 m2 nấm rơm bán với giá trên 45.000 đ/kg cho lãi hàng chục triệu đồng.
Nấm rơm sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện giá nấm tăng cao là do diện tích, sản lượng giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng và chế biến XK tăng mạnh.
Ông Nguyễn Văn Lợi ở cùng huyện, có hơn 15 năm trong nghề trồng nấm rơm cho biết, trồng nấm rơm lợi nhuận cao, bình quân mỗi ha thu hoạch 10 - 12 tấn, sau khi trừ chi phí cho lãi 100 - 150 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cái Bè nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có diện tích lớn nhất trồng xoài lớn nhất với trên 3.300ha. Đây cũng là quê hương của giống xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng cả nước với chất lượng vượt trội, được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.