Trồng Nấm Linh Chi Trên Bã Mía
Các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa nghiên cứu thành công trồng nấm linh chi trên bã mía, nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm linh chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa từ 10 – 15%.
Lâu nay các nhà máy đường thường đem đốt một phần bã mía sau khi sản xuất đường để cung cấp điện cho nhà máy, hoặc kết hợp với các phụ gia khác để sản xuất ván sàn ép, nhưng chủ yếu lượng lớn bã mía được đổt đi và gây ô nhiễm môi trường, chúng khó phân hủy, nhiều loại nấm mốc ăn đường gây chua, thối, có những bãi chôn sau 3 năm đào lên bã mía vẫn không phân hủy. Mới đây, đề tài “Nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía” đã được công nhận là công nghệ tiến bộ cấp Nhà nước. Đề tài do một Bí thư Đoàn Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm.
Nấm linh chi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, nó có tác dụng lớn trong hạ huyết áp, điều trị phòng bệnh ung thư. Ước tính hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 100 tấn linh chi khô.
Nấm linh chi trồng được trồng ở nước ta từ năm 1997 với nguyên liệu là mùn cưa. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này không phải vô tận và không phải địa phương nào cũng sẵn có. Đề tài nghiên cứu nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía được các Đoàn viên trong Trung tâm nghiên cứu từ năm 1999 với mục đích tìm nguồn nguyên liệu mới để nhân rộng mô hình trồng nấm cho nhiều địa phương.
Về chất lượng nấm linh chi trồng trên bã mía, KS. Nguyễn Văn Dũng (Phó Bí thư Đoàn) cho biết, nấm linh chi trồng trên bã mía có một số hoạt chất nhóm polysarcarit và một số axit amin không thay thế với hàm lượng cao hơn trong nấm linh chi trồng trên mùn cưa. Những hoạt chất này có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu …
Bã mía sau chế biến khi trồng và thu hoạch nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân hóa học để cải tạo đất trồng mía. Qua quá trình nuôi cấy, cây nấm sẽ phân hủy bã mía thành các phân vi sinh nhờ enzyme. Các chất dinh dưỡng nấm tiết ra sẽ góp phần phục hồi độ màu của đất, phục vụ ngành sản xuất đường sạch.
Nấm linh chi trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa 10 – 15% và đạt 45 kg nấm khô trên 1 tấn bã mía. Một tấn mùn cưa giá 600.000 – 700.000 đ/tấn, trong khi đó nguồn bã mía hầu như cho không, dân chỉ mất chi phí vận chuyển. Hiện giá 1 kg nấm linh chi không dưới 200.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nấm linh chi nếu không làm khô nhanh và đúng cách sau khi thu hái sẽ dễ bị nấm mốc và mọt phát triển.
Làm sao phân biệt được linh chi trồng và linh chi từ kiếm được trong rừng rồi đem bán ngoài chợ?
Nấm linh chi không còn là cây trồng mới mẻ tại Việt Nam, nhưng trồng theo quy trình hữu cơ rất ít DN thành công, nói đúng hơn là chưa dám làm.
Sáng kiến SX giống cấp 2 nấm linh chi sử dụng môi trường que sắn của KS Võ Văn Vinh và cộng sự (Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Gia Lai).
Linh chi, viết theo kiểu phiên âm Trung Hoa là Lingzhi hay Lingchih, tên Nhật là reishi, tên khoa học Ganoderma lucidum, là một loại nấm thuộc họ đa khổng (polyporaceae),...