Trồng Nấm Linh Chi Trên Bã Mía
Các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa nghiên cứu thành công trồng nấm linh chi trên bã mía, nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm linh chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa từ 10 – 15%.
Lâu nay các nhà máy đường thường đem đốt một phần bã mía sau khi sản xuất đường để cung cấp điện cho nhà máy, hoặc kết hợp với các phụ gia khác để sản xuất ván sàn ép, nhưng chủ yếu lượng lớn bã mía được đổt đi và gây ô nhiễm môi trường, chúng khó phân hủy, nhiều loại nấm mốc ăn đường gây chua, thối, có những bãi chôn sau 3 năm đào lên bã mía vẫn không phân hủy. Mới đây, đề tài “Nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía” đã được công nhận là công nghệ tiến bộ cấp Nhà nước. Đề tài do một Bí thư Đoàn Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm.
Nấm linh chi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, nó có tác dụng lớn trong hạ huyết áp, điều trị phòng bệnh ung thư. Ước tính hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 100 tấn linh chi khô.
Nấm linh chi trồng được trồng ở nước ta từ năm 1997 với nguyên liệu là mùn cưa. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này không phải vô tận và không phải địa phương nào cũng sẵn có. Đề tài nghiên cứu nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía được các Đoàn viên trong Trung tâm nghiên cứu từ năm 1999 với mục đích tìm nguồn nguyên liệu mới để nhân rộng mô hình trồng nấm cho nhiều địa phương.
Về chất lượng nấm linh chi trồng trên bã mía, KS. Nguyễn Văn Dũng (Phó Bí thư Đoàn) cho biết, nấm linh chi trồng trên bã mía có một số hoạt chất nhóm polysarcarit và một số axit amin không thay thế với hàm lượng cao hơn trong nấm linh chi trồng trên mùn cưa. Những hoạt chất này có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu …
Bã mía sau chế biến khi trồng và thu hoạch nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân hóa học để cải tạo đất trồng mía. Qua quá trình nuôi cấy, cây nấm sẽ phân hủy bã mía thành các phân vi sinh nhờ enzyme. Các chất dinh dưỡng nấm tiết ra sẽ góp phần phục hồi độ màu của đất, phục vụ ngành sản xuất đường sạch.
Nấm linh chi trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa 10 – 15% và đạt 45 kg nấm khô trên 1 tấn bã mía. Một tấn mùn cưa giá 600.000 – 700.000 đ/tấn, trong khi đó nguồn bã mía hầu như cho không, dân chỉ mất chi phí vận chuyển. Hiện giá 1 kg nấm linh chi không dưới 200.000 đồng.
Related news
Các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa nghiên cứu thành công trồng nấm linh chi trên bã mía, nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương
Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD
Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo
Cách đây hàng ngàn năm, nấm linh chi được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận linh chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khỏe cho các bậc đế vương”.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm Linh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan