Trồng Mồng Tơi Sạch, An Toàn

Mồng tơi là loại rau xanh được ví như thuốc giải nhiệt cho mùa hè oi bức, giúp làm dịu mát cơ thể, chống táo bón và giải độc cho gan.
Mồng tơi có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Cây có thể sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3.000m trong vùng ôn đới. Nhưng trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mồng tơi sẽ không ra hoa.
Trồng mồng tơi chủ yếu bằng hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho 1.000m2 từ 2,5 - 3 kg. Hạt mồng tơi trồng bằng cách rạch hàng. Dùng cây que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt. Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất (sử dụng Vibasu 10 H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.
Mồng tơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất, độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mồng tơi ra hoa. Đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt cũng thích hợp để trồng mồng tơi. Độ pH thích hợp từ 6,0 - 6,7.
Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ. Lên liếp nổi, chiều dài liếp tùy theo kích thước vườn, chiều rộng từ 1 – 1,2m, chiều cao 15 – 20cm. Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m và nên có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập úng mỗi khi có mưa to và kéo dài.
Bón phân: Lượng phân bón và liều lượng cần cho 1.000m2 như sau:
Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn và phân super lân 50kg. Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần nên bón thúc bổ sung khoảng 2kg urê và 25kg bánh dầu kết hợp với việc tỉa cây, vun gốc, làm sạch cỏ dại. Bón phân bằng cách hòa phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng. Chỉ được thu hoạch sau khi bón hoặc tưới phân ít nhất 7 - 10 ngày.
Lưu ý đất sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 350 – 400kg/1.000m2. Đất trồng nên tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2 - 3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.
Có thể bạn quan tâm

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

Đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu thông qua cánh đồng lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn trong hợp tác sản xuất lúa giữa các bên trong mô hình mới này.

Dự án có quy mô chăn nuôi 200 con bò sữa và 300 con dê bách thảo với tổng vốn gần 33,4 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ nay đến tháng 10.2043.

Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều nông sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Trong đó, nhiều loại sản phẩm đã chiếm lĩnh cả thị trường nước ngoài như: Chè, sữa Mộc Châu, cải dầu, hoa ly, hoa lan…