Trồng Màu Trên Bờ Bao Vuông Tôm Nhiều Hộ Dân Tăng Thu Nhập
Những năm gần đây, nông dân các xã Phước Long, thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) mở rộng diện tích trồng màu và phát triển mô hình đa canh trên đất bờ bao vuông tôm. Việc làm này vừa hạn chế cỏ mọc xung quanh bờ bao, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Năm 2008, ông Nguyễn Văn Hùng (ấp Phước Thành, xã Phước Long) đào ao nuôi tôm, xung quanh bờ bao còn lại khoảng 4 công đất. Ban đầu, ông Hùng chỉ trồng rau màu khoảng 1 công, chủ yếu là cải thiện bữa ăn hàng ngày. Năm 2012, do môi trường nước bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, nuôi tôm không mang lại hiệu quả, ông Hùng đã tận dụng hết diện tích bờ bao vuông tôm để trồng các loại rau màu như: khổ qua, bắp, bí rợ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Sau khi trừ chi phí, ông Hùng lãi 24 triệu đồng.
Còn ông Lê Văn Sao (ấp Phước Ninh, xã Phước Long) đã tận dụng toàn bộ bờ bao của 3ha vuông tôm để trồng bí đỏ, khổ qua, bắp… mỗi năm thu lãi từ 20 - 25 triệu đồng.
Từ hiệu quả và lợi ích qua việc trồng màu trên bờ bao vuông tôm, năm nay, UBND các xã Phước Long, Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long đã khuyến khích người dân trồng các loại rau màu để tăng thêm thu nhập. Nếu như những năm trước đây, việc trồng màu chỉ mang tính tự phát nhỏ, lẻ theo từng hộ gia đình, thì đến nay đã có hơn 300ha đất bờ bao vuông tôm được người dân tận dụng để trồng màu. Từ đó, nhiều hộ dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc gặp gỡ đầu năm của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) diễn ra chiều 20-2 tại TP HCM, doanh nghiệp tập trung kiến nghị về ba vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh thủy sản hiện nay. Đó là thiếu nguồn giống chất lượng và sạch bệnh, thiếu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hiện trạng không thể kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.
Như NNVN đã thông tin, gần đây giá sắn (mì) giảm khiến không ít người trồng mì bị sốc. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại chất lượng tinh bột mì trong quá trình trồng và XK khoai mì khô nhằm tránh thiệt hại khi các DN Trung Quốc ép giá như hiện nay...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản toàn ngành 2 tháng đầu năm ước đạt 3,6 tỷ USD, xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước 2011.
Ngày 1-6, ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết đến thời điểm này đã có hơn 70.000ha lúa hè thu ở ĐBSCL bị bệnh đạo ôn.