Mùa Nhãn Vui Ở Sông Mã
“Với gần 4.300ha nhãn cho thu hoạch với chất lượng quả rất cao, bán được giá gấp đôi, gấp ba so với nhãn thường, tư thương lại thu mua mạnh nên vụ nhãn năm nay người dân huyện Sông Mã rất phấn khởi” - ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La) hào hứng thông tin.
Thu nhập hơn làm ngô 4-5 lần
Huyện vùng cao Sông Mã có lợi thế về cây nhãn. Đó là những vườn nhãn trải dài hàng chục km từ đầu huyện tới cuối huyện. Lão nông Lò Văn Quý ở bản Nà Hỳ, xã Chiềng Cang bảo: “Bây giờ đang là vụ nhãn chín. Dân làm nhãn chúng tôi chỉ mong trời nắng nóng.
Trời càng nắng nhiều, nhãn càng mọng nước, chất đường nhiều hơn”. Cũng theo ông Quý thì người Thái, người Mông, Khơ Mú, Sinh Mun, Lào… trên đất Sông Mã này trước đây không biết trồng cây ăn quả để làm hàng hóa. Từ khi bà con Hưng Yên lên đây định canh, định cư những năm 60-70 của thế kỷ trước, cây nhãn mới xuất hiện ở đây.
“Chúng tôi thấy người Kinh trồng nhãn cho thu nhập cao, vậy là học và làm theo. Lúc đầu chỉ có ở mấy khu Chiềng Khương, Nà Nghịu và thị trấn, nay thì lan ra toàn huyện.
Vùng nào nắng nóng nhiều là trồng được nhãn và cho năng suất cao. Nhà tôi cũng có hơn 100 cây nhãn, năm nay chắc thu được khoảng 10 tấn quả tươi. Trừ chi phí chăm sóc cũng thu được hơn 100 triệu đồng, tính ra hơn làm ngô đến 4-5 lần” - ông Quý cho biết.
Ngay ở trung tâm xã Chiềng Cang, thương lái đang tấp nập thu mua nhãn. Chị Lò Thị Nen, dân bản Nhạp bảo: Hàng chục năm nay mới có một vụ nhãn được mùa như thế này. Nhà tôi có 57 cây, cây nào cũng sai trĩu, thu được tới hơn 6 tấn quả tươi. Năm nay nhãn lại được giá, nếu là nhãn ghép cành chất lượng cao thì giá bán tại gốc đã trên 20.000 đồng/kg; nhãn thường cũng được 15.000-16.000 đồng/kg. Có bao nhiêu là các thương lái mua hết, chẳng sợ ế, chẳng lo bị ép giá vì có rất nhiều người mua.
Phát triển nhãn trái vụ
Ông Hoàng Nghĩ
Tư duy hàng hóa đã chi phối dân trồng nhãn ở đây, nên cây nhãn ở Sông Mã sẽ ngày càng phát triển vì được đầu tư toàn diện. Mỗi năm, thu nhập từ cây nhãn của người dân Sông Mã lên tới hàng trăm tỷ đồng”.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Sông Mã những năm gần đây, nhãn luôn là cây đứng tốp đầu trong số cây trồng lâu năm và chiếm tới 90% tổng diện tích cây ăn quả của huyện. Không chỉ lo phát triển về diện tích, 5 năm trở lại đây người dân Sông Mã đã liên kết “4 nhà” để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây nhãn.
Ông Hoàng Nghĩ - chủ trang trại ở bản Loọng Mòn, xã Huổi Một cho biết: Từ năm 2010, huyện Sông Mã cũng đã phối hợp Viện Rau quả Trung ương hướng dẫn cho nhiều gia đình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cây nhãn để nâng cao chất lượng, năng suất nhãn. Đặc biệt là việc thí điểm đưa giống nhãn Hương Chi chín muộn vào ghép cải tạo trên thân cây nhãn lâu năm giúp năng suất nhãn tăng lên nhiều lần.
Trong 4 năm qua, diện tích nhãn ghép của toàn huyện Sông Mã đã tăng lên khoảng 500-600ha, tập trung tại các xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, Mường Hung, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Yên Hưng, Chiềng Sơ.... “Trong thời gian tới, diện tích nhãn ghép chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn.
Một số hộ còn thử nghiệm ghép giống nhãn trái vụ vốn chỉ có ở một số vùng cao của huyện Mường La. Nếu nhãn trái vụ ghép thành công thì giá trị kinh tế của cây nhãn ở Sông Mã còn tăng lên nhiều lần” – ông Nghĩ bảo vậy.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.
Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.
Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.