Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao

Trồng lúa ứng dụng công nghệ cao
Ngày đăng: 11/05/2015

Hiệu quả bước đầu

Sau thời gian triển khai thực hiện (từ tháng 3-2014), dự án đạt tổng diện tích 81,2 héc-ta, với 25 nông dân tham gia. PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành cho biết, đã tổ chức được 6 lớp tập huấn về “1 phải – 5 giảm” và 2 lớp tập huấn về hợp tác hóa nông nghiệp, tổng cộng hơn 380 nông dân tham dự.

Các tiến bộ kỹ thuật được nông dân áp dụng trực tiếp trên đồng ruộng Vọng Thê, như: Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận, giảm lượng phân đạm bón vào, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật suốt vụ... Đồng thời, tưới nước luân phiên xen kẽ giữa ướt và khô giúp tiết kiệm nước tưới, giải độc đất, hệ thống rễ lúa ăn sâu chống đổ ngã, giảm phát thải khí nhà kính methane, nền đất cứng giúp thu hoạch dễ dàng, ít thất thoát bằng máy gặt đập liên hợp.

Công nghệ sinh thái trồng hoa dọc bờ ruộng (sao nhái, mè, đậu bắp…) cũng đã được nông dân thực hiện để thu hút thiên địch, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái. “Dự án tổ chức cho nông dân tham quan các tiến bộ kỹ thuật mới để suy nghĩ, vận dụng vào vùng dự án trong tương lai” – PGS.TS Dương Văn Chín nói.

Chẳng hạn, sử dụng rơm rạ bằng nhiều cách (tùy hoàn cảnh cụ thể), như: Đóng bánh bằng máy, vận chuyển tập trung về một nơi để tồn trữ nuôi bò hoặc làm nấm rơm. Lúa có thể được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp băm nhuyễn rơm, phun Trichoderma (chế phẩm Trico-ĐHCT-Lúa von) để rơm rạ hoại mục nhanh làm phân bón tại ruộng. Tham quan trình diễn các loại máy cấy, máy phun xịt 4 bánh giúp an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, tại Nhà máy chế biến lương thực Thoại Sơn, nông dân được tham quan và tìm hiểu kỹ thuật sản xuất củi làm từ nguyên liệu vỏ trấu.

Đối chứng thực tế

Vụ hè thu 2014, 100% nông dân trong dự án đều sử dụng giống lúa cấp xác nhận, trong khi đó ruộng ngoài mô hình tỉ lệ này chỉ đạt 8,7%. Lượng hạt giống gieo sạ cũng giảm 34,7% (143 kg/héc-ta so với 219 kg/héc-ta). Theo PGS.TS Dương Văn Chín, chi phí cho lúa giống tương đương nhau, vì nông dân ngoài mô hình sử dụng lúa thịt giá rẻ để làm giống. Lượng lân và kali nông dân bón vào ruộng tương đương giữa bên trong và bên ngoài mô hình. Lượng đạm có sự thay đổi tích cực (giảm 12,7%), lúa cứng cây hơn, ít sâu bệnh tấn công, góp phần tăng năng suất cây lúa.

Về hiệu quả kinh tế cho thấy, năng suất lúa trong mô hình gia tăng 6,3% (5,38 tấn/héc-ta so với 5,06 tấn/héc-ta) và giá thành giảm 6,6 % (3.305 đồng/kg so với 3.540 đồng/kg). Phần chi phí thì hai bên tương đương, nhưng tổng thu ứng dụng công nghệ cao trong mô hình cao hơn ngoài mô hình. Số liệu tương ứng là 31,54 triệu đồng/héc-ta và 29,03 triệu đồng/héc-ta, gia tăng 8,6%. Theo chiều hướng này, PGS.TS Dương Văn Chín cho rằng, lợi nhuận cũng gia tăng 23,7%, trong mô hình 13,76 triệu đồng/héc-ta so với 11,12 triệu đồng/héc-ta ngoài mô hình.

PGS.TS Dương Văn Chín cho biết, dự án sẽ từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới ở cánh đồng mẫu lớn bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị để tiến đến thành lập các tổ hợp tác và hình thành hợp tác xã hoàn chỉnh trong tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao và tiêu thụ nông sản hàng hóa, với sự hài hòa phân chia lợi nhuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh lương thực, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt nam. Đây cũng là hướng phấn đấu, vượt qua thách thức để đạt mục tiêu chung.

“Trong 7 tháng thực hiện, dự án xây dựng được 3 tổ hợp tác với 34 nông dân tham gia. Sản phẩm lúa của nông dân cộng tác viên tham gia dự án đều được Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thu mua toàn bộ và chế biến 227,5 tấn gạo, với thương hiệu Hạt Ngọc Trời”.


Có thể bạn quan tâm

Sủng Thài Tìm Hướng Thoát Nghèo Sủng Thài Tìm Hướng Thoát Nghèo

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

17/09/2014
Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.

17/09/2014
Nghịch Lý Nhập Khẩu Hạt Giống Nghịch Lý Nhập Khẩu Hạt Giống

Là nước nông nghiệp, nhưng VN đang ồ ạt nhập khẩu các loại giống cây trồng, kể cả những giống cây chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất như cà chua, dưa chuột, đậu bắp... Đây là một nghịch lý và tác hại của nó thì hơn ai hết, chúng ta đã quá thấm thía.

17/09/2014
Xuất Khẩu Trái Cây Sang Mỹ Cửa Đã Mở, Nhưng Chưa Thể Mừng Xuất Khẩu Trái Cây Sang Mỹ Cửa Đã Mở, Nhưng Chưa Thể Mừng

Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6.10 VN sẽ được xuất khẩu thêm hai loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Cánh cửa của thị trường khó tính bậc nhất này đã mở cho trái cây VN, nhưng làm thế nào để có thể khai thác tốt cơ hội?

17/09/2014
Làm Giá Đỗ, Lãi Gần 2 Triệu Đồng/ngày Làm Giá Đỗ, Lãi Gần 2 Triệu Đồng/ngày

Hiện mỗi ngày anh Pho xuất bán ra chợ khoảng 300kg giá đỗ, với giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng. Mỗi bi cho ra thành phẩm từ 30 – 35kg, chi phí đầu tư gần 150.000 đồng/bi, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch gần 6 ngày.

17/09/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.