Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP
Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.
Sản xuất theo GAP cũng quan tâm đến vấn đề bền vững môi trường và kinh tế, xã hội trong cộng đồng nông thôn.
Sản xuất lúa theo GAP để đảm bảo chất lượng lúa an toàn - là yêu cầu số một. Tuy nhiên, cần phải kết hợp chọn những giống lúa có chất lượng cao hoặc lúa thơm để tăng giá trị.
Cục Trồng trọt nhấn mạnh tuyên truyền phổ biến sản xuất theo GAP và mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng gắn kết từ đầu vào, liên kết sản xuất của nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ lúa. Khuyến cáo, tùy khả năng từng vùng, sử dụng các giống đặc sản như jasmine, VD 20, ST5…, các giống chất lượng cao như OM 6976, 6161, 5451, 2517, 4218, 5472, 4900; OMCS2000; VND95-20 và OM 8959, 6961, 6932, 6893, 6904, 11735 vừa được Bộ NNPTNT công nhận trong năm 2013.
Sản xuất theo GAP đặc biệt lưu ý đến phân bón vì nó ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của cây lúa. Nếu bón quá nhiều phân đạm sẽ làm cho lúa dễ nhiễm sâu bệnh, dẫn đến phun thuốc nhiều gây độc hại con người và môi trường. Bón phân đạm nhiều cũng dễ dẫn đến việc tồn lưu nitrat trong hạt gạo cao hơn mức cho phép, tăng nguy cơ gây ung thư lâu dài cho người dùng và không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khuyến cáo công thức phân bón cho lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL trên 1ha là: 173 - 217kg urea + 180 - 360kg lân + 50 - 83kg kali. Có thể chia làm 3 đợt bón chính: Đợt 1: 7 – 10 ngày sau sạ (NSS), đợt 2: 18 – 22 NSS và đợt 3: 40 – 45 NSS.
Chú ý bón vào hai thời kỳ sinh trưởng mà lúa cần đạm nhiều nhất, đó là giai đoạn đầu sinh trưởng và giai đoạn hình thành gié (tượng đòng). Bón đạm giai đoạn đầu giúp cho lúa kích thích đẻ nhánh, đâm chồi cơ sở cho năng suất cao (nhiều bông) về sau. Bón phân giai đoạn hình thành gié sẽ giúp cho lúa nhiều bông, nhiều hạt và hạt to trên bông.
Tùy điều kiện sinh trưởng của giống lúa mà tăng giảm thời gian bón. Chú ý bón bổ sung phân hữu cơ nhằm cải tạo đất, giảm sâu bệnh, cung cấp thêm các yếu tố trung và vi lượng cho lúa. Ruộng có giữ lại các chất hữu cơ thì nên giảm lượng phân bón. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để không bón thừa đạm ở 2 đợt bón cuối.
Có thể bạn quan tâm
Hải Hà (Quảng Ninh) là một huyện có đường bờ biển kéo dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua, huyện Hải Hà đã có nhiều cố gắng để phát huy lợi thế ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi trên đồng triều, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tháng 5-2013, Trạm Khuyến nông huyện Hoằng Hóa phối hợp với UBND xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) thực hiện mô hình “Nuôi cua xanh xen vụ nuôi tôm sú”.
Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.
Nhiều ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị hư hại do bão số 11. Ngay sau bão, các chủ hồ tôm đang nỗ lực tìm cách khắc phục
Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.