Trồng Khoai Mỡ Làm Giầu Trên Đất Đồng Tháp Mười

Về lập nghiệp ở vùng Ngã năm Bắc Đông, xã Tân Hoà Đông, huyện Tân Phước, Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Phước mua 3.000 m2 đất hoang nơi đồng phèn và lau sậy, ước mong tạo lập cuộc sống mới. Qua bàn tay cần cù, ông cải tạo mảnh đất bằng phẳng để trồng khoai mỡ. Đây được xem là một trong những mô hình đạt hiệu quả cao nhất của huyện.
Tháng 5/2008, Đồng Tháp Mười nắng như đổ lửa, ông Phước trầm mình dưới nước để dọn đường cho ghe thuyền thông thương để thương lái thuận tiện vào “ăn” khoai mỡ. Ông cho biết: nhiều năm gắn bó với đồng đất nơi đây và trồng khoai mỡ để kiếm sống, càng trồng khoai mỡ, ông càng mê vùng đất này. Hết vụ này đến vụ khác, tiền lãi dành dụm được, ông dùng để mua thêm đất. Đến nay, diện tích trồng khoai mỡ của ông lên đến 10.000 m2. Ông quyết định đắp đê bao "lửng" để trồng sớm hơn mọi năm từ nửa tháng đến 20 ngày. “Hì hục” chăm sóc vườn khoai từ tờ mờ sáng đến tối nọ mặt người, hết tưới nước, bón phân, bồi liếp, ủ mầm ...
Theo ông, tuy khoai mỡ chịu phèn, ít sâu rầy, nhưng để có năng suất cao đòi hỏi phải chú ý kỹ thuật ủ mầm và chọn giống và đặc biệt là khâu chăm sóc. Gần đến ngày thu hoạch, phải thường xuyên tưới nước cho củ to, suôn và thẳng ... Chính vì thế, năng suất, chất lượng khoai mỡ của ông bao giờ cũng cao hơn so với những người khác khoảng 10%. Khoai mỡ của ông trồng có tiếng từ lâu nên được giới thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tiền Giang ... tìm đến mua. Đến giữa tháng 4, ông đã thu hoạch xong vụ khoai với năng suất khoảng 20 tấn/ha/vụ, bán giá 4.500 đồng/kg, lãi trên 50 triệu đồng./.
Có thể bạn quan tâm

Khoai môn có bộ rễ ăn nông, thích hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ ở ven sông. Đất phải được cày, bừa kỹ, san bằng phẳng mặt để tránh bị đọng nước. Lên liếp đôi để trồng 2 hàng, liếp rộng 1,8- 2 m, xẻ mương giữa rộng khoảng 0,2 m

Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn (không bị đầy) đã có kinh nghiệm nướng khoai từ (qua nhiệt chất nhựa của khoai bị phân hủy). Ăn ít thì nướng chín, nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu.

Trồng lúa vụ Đông Xuân, sau đó xuống khoai mỡ, hoặc lúa Đông Xuân – khoai mỡ - tranh thủ vụ củ cải trắng là cơ cấu cây trồng được nông dân ở xã Long Mỹ, huyện Mang Thít, Vĩnh Long thực hiện nhiều năm nay trên đất ruộng.

Từ, vạc là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa

Hàng trăm “hạt” giống khoai tây nằm gọn trong lòng bàn tay đủ để trồng trên diện tích cả trăm mét vuông. Và điều đặc biệt là, theo tác giả của công trình nghiên cứu, loại “hạt” này cho năng suất cao gấp đôi, gấp ba giống khoai tây bình thường.