Trang chủ / Rau củ quả / Khoai ngọt (Khoai mỡ)

Cách Trồng Khoai Môn

Cách Trồng Khoai Môn
Ngày đăng: 15/01/2011

Khoai môn thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Có nhiều giống khoai môn nổi tiếng như khoai ruột đỏ, ruột tím ở Bắc Kạn; khoai sáp ruột vàng ở Lục Yên (Yên Bái), khoai sọ núi Lai Châu, Hòa Bình, khoai Chũ (Bắc Giang) v.v... Khoai môn dùng ăn tươi, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em...

1. Chọn giống: Khoai môn có nhiều giống, chủ yếu được phân làm 2 nhóm chính: Nhóm khoai sọ (Colocasia antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta).
Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ nhánh nhỏ, đều nhau đem giâm trong cát ẩm nơi góc nhà ít ánh sáng cho mọc mầm rồi đem trồng thì tỷ lệ sống mới cao.

Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa. Giống khoai sọ núi củ to, nhiều tinh bột, ăn ngon được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình... Ngược lại các tỉnh phía Nam khoai môn được trồng nhiều ở vùng đất bãi, đồng bằng để bán cho các cơ sở xuất khẩu. Tuy nhiên, các giống khoai môn miền núi vẫn có thể trồng được ở đồng bằng nhưng nên chọn các vùng đất cao, tơi xốp, dễ thoát nước và đặc biệt là lên luống cao như trồng khoai lang mới không bị sượng và ngứa.

2. Thời vụ trồngKhoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Với các tỉnh phía Nam nên xuống giống từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau. Các tỉnh miền Bắc do nhiều giống có thời gian sinh trưởng dài hơn (thường từ 8-12 tháng) có 2 vụ trồng khoai môn: Vụ xuân trồng tháng 3-4, vụ thu trồng tháng 8-9.

3. Chuẩn bị đất trồng
Việc trồng cây khoai môn sẽ giúp cho việc tận dụng được đất ở ven suối, đất đồi và những chân ruộng cao thiếu nước. Nên chọn đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, cao ráo, dễ thoát nước để trồng khoai môn, khoai sọ. Các loại đất thịt nhẹ, cát pha, đất vườn miền núi, trung du mới khai hoang thường cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn không sượng, không ngứa. Ngược lại nếu đất thấp, dễ bị ngập nước, nhất là thời gian sắp cho thu hoạch mà bị mưa nhiều hoặc đất ướt thì củ không hình thành bột được, ăn sượng và rất ngứa. Đất được cày sâu, để ải ít nhất 15-20 ngày rồi bừa kỹ, bón nhiều phân hữu cơ và lên luống cao. Luống để trồng khoai môn: luống đôi 1,2-1,4m hoặc luống đơn 60cm, cao 50-60cm.

4. Chăm sócTrên mặt luống trồng các cây cách nhau 30-40cm, nếu là luống đôi thì hàng cách hàng 60cm. Trộn đều phân với đất và trồng thấp hơn mặt đất 3-4cm. Những ngày đầu tưới nước 1 lần, sau khi khoai đã lên cao có thể tưới rãnh nhưng không để ngập mặt luống. Lượng phân bón được tính cho 1 sào (360m2) bao gồm: 1 tấn phân chuồng hoai mục + 8 kg đạm urê + 30 kg supe lân + 8 kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng và 2/3 lân. Bón lót lần 1 khi cây được 3 lá với 1/2 lượng đạm, 1/3 kali kết hợp làm cỏ và vun xới. Bón thúc lần 2 sau trồng 60-70 ngày với lượng đạm và lân còn lại và 1/3 lượng kali. Bón thúc lần 3 sau khi trồng 150 ngày với số phân kali còn lại kết hợp vun gốc cao cho khoai làm củ. Trước khi thu hoạch 1-2 tháng hạn chế tưới nước và ngừng hẳn để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. Chú ý phát hiện và phòng trừ một số dịch hại như rệp, nhện đỏ và bệnh thối củ do nấm gây nên.

5. Thu hoạch
Khi thấy cây khoai đã héo rũ, các tàu lá đã lụi dần, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành dỡ khoai nhẹ nhàng, tránh xây xước, dập nát. Tách củ phân loại theo kích cỡ để tiêu thụ hoặc để làm giống. Bảo quản khoai thương phẩm và khoai giống nơi thoáng mát, cao ráo.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Thương Phẩm Ở Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Thương Phẩm Ở Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì vậy, khoai tây là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Khoai tây.

21/12/2011
Khoai Tây Sinora Nhiều Củ, Ít Sâu Khoai Tây Sinora Nhiều Củ, Ít Sâu

Giống khoai tây Sinora có năng suất, hàm lượng chất khô cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hóa, thích ứng với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng.

20/04/2012
Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống Kỹ Thuật Đặt Khoai Tây Giống

Khoai tây là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ, có thể trồng khoai tây trên chân đất đồng cao hoặc đồng trũng nhưng phải có điều kiện tưới tiêu nước chủ động.

21/12/2011
Bón Lót Cho Khoai Tây Bón Lót Cho Khoai Tây

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

21/12/2011
Sản Xuất Giống Khoai Tây Bằng Hạt Lai Sản Xuất Giống Khoai Tây Bằng Hạt Lai

Trồng khoai tây bằng củ bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tốn giống, chi phí cao, lãi suất thấp. Gần đây kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt lai đã được người nông dân chấp nhận vì tiết kiệm được giống, công vận chuyển và chi phí sản xuất.

21/12/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.