Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…
Chị Hoàng Thị Nam hiện đang là cán bộ của Hội Nông dân huyện Lục Ngạn. Vốn là người có kiến thức trong lĩnh vực trồng trọt, trong thời gian theo học thạc sỹ nông – lâm, chị Nam đã tìm hiểu và được biết hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng hoa Lily. Không ngần ngại, vụ đông năm 2008, chị đã quyết định mua 500 củ giống hoa Lily về trồng thử nghiệm trên đất vườn đồi.
Kết quả sau một năm khảo nghiệm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăm sóc hoa Lily, chị Nam nhận thấy: Đây là loài hoa có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên đất đồi Lục Ngạn; mặt khác cây hoa Lily có giá trị kinh tế cao và đang được thị trường ưa chuộng.
Nên vụ đông năm 2009, chị Nam đã thực hiện một quyết định táo bạo - phá bỏ gần 100 cây vải thiều đang cho thu hoạch, rồi quy hoạch lại vườn đưa 5.000 củ giống hoa Lily về trồng. Kết quả thành công không ngoài dự kiến, vụ hoa Tết năm 2010, gia đình chị Nam bán được giá trung bình 33 nghìn đồng/cây hoa Lily, thu về hơn 160 triệu đồng, trừ mọi chi phí về giống, vật tư phân bón, còn lãi khoảng 80 triệu đồng.
Thấy thị hiếu của khách hàng ngày càng ưa chuộng hoa Lily nên đến năm đông 2010, gia đình chị Nam quyết định mở rộng mô hình trồng hoa Lily lên 3 sào với 9.000 cây, trong đó có 2.000 cây hoa vàng, còn lại chủ yếu là hoa Lily màu hồng và màu trắng – hồng. Đây là giống hoa có nguồn gốc từ Hà Lan, được chị Nam mua từ Hà Nội.
Với cách làm, chị Nam trực tiếp hướng dẫn tư vấn kỹ thuật cho em gái là chị Hoàng Thị Cọ trồng và chăm sóc. Thời điểm này, vườn hoa Lily nhà chị đang sinh trưởng phát triển rất tốt: Cây xanh mướt, lên cao từ 0,5 m – 1 m, mỗi cây đã cho ra từ 5 đến 9 nụ, bảo đảm sẽ nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán 2011. Hoa Lily có ưu điểm là đẹp, mùi hương thơm mát và đặc biệt là hoa rất bền. Tính từ khi hoa nở đến lúc tàn phải được từ 15 – 20 ngày. Bởi vậy những năm gần đây, ở Lục Ngạn hoa Lily được mệnh danh là loài hoa “quý tộc”, được thị trường ưa chuộng nên bán được giá cao hơn nhiều so với các loài hoa khác, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.
Năm nay, với vườn hoa này, chị Nam chỉ lấy giá bình quân 35 nghìn đồng/cây, gia đình chị dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 160 triệu đồng. Nói về quy trình trồng và chăm sóc hoa Lily, chị Nam cho biết: Trước tiên phải làm tốt khâu chọn đất để làm vườn trồng hoa, đất trồng hoa phải là nơi ráo nước; Phía trên dùng lưới che chắn; làm đất trồng hoa nhỏ và đánh luống cao khoảng 20 cm, mỗi luống hoa rộng từ 70 – 80 cm, trồng được 5 hàng cây, trên luống cây được trồng cách cây 20 cm.
Thời điểm xuống giống trồng hoa Lily là cuối tháng 9 âm lịch, sau khoảng 3 tháng chăm sóc hoa Lily cho thu hoạch; Trong quá trình chăm sóc, mỗi ngày tưới nước 1 lần, từ 7 – 10 ngày bón phân qua lá cho cây hoa một lần. Ngoài ra cần phải quan tâm đến việc phòng trừ sâu bệnh. Khi thời tiết rét đậm, rét hại cần thực hiện thắp điện cho hoa cả ngày lẫn đêm để giữ ấm cho hoa, đồng thời việc thắp điện cũng nhằm điều tiết thời gian nở của hoa Lily.
Thời điểm này, nhiều tư thương đã về thăm và đặt mua hoa Lily của gia đình chị Nam, trong đó chủ yếu là khách ở Lục Ngạn, Sơn Động và thành phố Bắc Giang.
Như vậy với quyết định táo bạo, đưa giống hoa Lily về trồng trên đất đồi Lục Ngạn, vụ hoa Tết Nguyên đán 2011 này, gia đình chị Hoàng Thị Nam lại tiếp tục thu lãi lớn. Chỉ với ba sào đất đồi, kết hợp với nguồn vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng tiền giống, vật tư phân bón, và mất ba tháng tập trung chăm sóc, gia đình chị Nam sẽ thu về 160 triệu đồng tiền lãi. Đây là mô hình siêu lợi nhuận trên đất đồi miền núi Lục Ngạn.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, thanh long trở thành loại cây trồng “ưa chuộng” của nông dân tỉnh Bình Thuận. Dù giá cả có lúc trồi sụt nhưng về tổng thể, trồng thanh long hiện vẫn cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa và cao gấp hàng chục lần so với một số loại hoa màu khác.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, khối lượng thủy sản NK vào Nga giảm 19,2%, trong khi thủy sản XK sang Ukraine giảm 58%. Ngày 7/8/1014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy.

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.