Trồng Gừng Trong Bao Giải Pháp Cho Người Ít Đất
Trồng gừng trong bao hiện được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh làm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền Trang (26 tuổi) ở khu phố 4, phường Tân Đồng (TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đang thực hiện và hứa hẹn những vụ gừng bội thu.
Nhận thấy gừng là thương phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường, giá trị kinh tế mà vốn đầu tư ít, tháng 5-2014, chị Trang trồng thử nghiệm 3.000 bao với số vốn gần 20 triệu đồng.
Chị Trang cho biết: “Gừng là loại cây chịu rợp nên phù hợp trồng xen; ưa ẩm nhưng không chịu được úng và ít sâu bệnh. Tận dụng ưu điểm đó, tôi trồng những bao gừng dưới gốc điều. Trồng gừng trong bao đơn giản nhưng khâu chọn giống rất quan trọng. Gừng giống mua về cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn chọn những mắt mầm khỏe đem ủ khoảng 7 - 10 ngày, vừa nảy chồi đem trồng vào bao. Bao dùng để trồng gừng là bao xi măng sạch, dưới đáy đục lỗ thoát nước. Sau khi trồng, bao gừng được xếp thành từng hàng cạnh nhau, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trưởng và phát triển”.
Dễ làm, tiện chăm sóc, tận dụng được lao động lúc nhàn rỗi và các khoảng trống quanh nhà nên hiện cách làm này đang thu hút nhiều hộ dân. Theo chị Trang, thông thường mỗi củ gừng khi trồng chỉ phát triển 3 - 4 nhánh nhưng trồng trong bao, gừng mọc rất nhiều nhánh. Mỗi bao gừng sau 8 tháng cho thu hoạch 1,5 - 2kg củ.
Chị Trang chia sẻ kinh nghiệm: “Trồng gừng vào mùa mưa là tốt nhất nhưng dễ bị nấm. Vì vậy, khi gừng trồng được 5 - 10 ngày, phải phun thuốc phòng bệnh, 4 tháng nên bồi thêm một lớp đất mặt, tránh để gừng trồi lên khỏi mặt đất làm hạn chế sự phát triển. Trường hợp bị sâu bệnh phải cách ly hoàn toàn bao gừng để chống lây lan. Mỗi ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trước 2 tuần thu hoạch ngưng tưới nước để gừng khô ráo và chống sâu bệnh cho cây giống. Hiện giá gừng tươi trên thị trường là 25 - 30 ngàn đồng/kg. Với 3.000 bao, dự kiến chị Trang thu 120 triệu đồng.
Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của Trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) thuộc sở KH-CN Hòa Bình, nông dân xã vùng cao Quyết Chiến, huyện Tân Lạc được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, đưa mạnh cây su su vào cơ cấu cây trồng ở địa phương. Kết quả, cây su su đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) từng bước ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.
Các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.
Ông Dương Văn Thể, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết kết quả khảo sát tại ĐBSCL cho thấy, người nuôi cá tra đang gặp khó khăn rất lớn. Hiện mỗi 1 kg cá tra thành phẩm, người nuôi lỗ 3.000 đồng, trung bình 1 ha nuôi cá tra lỗ 1 tỷ đồng. Hiện rất nhiều doanh nghiệp cần bán sản phẩm để thu hồi vốn vì thế phải hạ giá bán, do đó giá cá nguyên liệu giảm theo.
Các nhà vườn trồng dừa ở Trà Vinh đang "méo mặt” với tình trạng giá dừa khô tiếp tục rớt giá thê thảm, từ 120.000 - 130.000 đồng/chục trước đây nay xuống chỉ còn 13.000 đồng/chục (12 trái).
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì bà con trồng lúa ở ĐBSCL nên áp dụng phân bón theo công thức: Vụ đông xuân là 100 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha) và vụ hè thu là 80 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha).