Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Dứa Có Che Phủ Nilon, Góp Phần Nâng Cao Sản Lượng Dứa Ở Ninh Bình

Trồng Dứa Có Che Phủ Nilon, Góp Phần Nâng Cao Sản Lượng Dứa Ở Ninh Bình
Ngày đăng: 03/06/2012

Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ nilon là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.

Nhận thấy những ưu điểm nổi trội của phương pháp này, những năm gần đây, Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao đã áp dụng phương pháp kỹ thuật màng phủ nilon để trồng dứa. Phương pháp này đang dần mang lại hiệu quả và mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn đối với người trồng dứa tỉnh Ninh Bình.

Kỹ sư Trần Hữu Chiểu, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao cho biết: Với đặc điểm đồng đất của Tam Điệp là đồi núi, mỗi trận mưa đất đồi thường bị xói mòn, cỏ dại mọc nhiều… Nhận thấy những bất lợi đó nên cán bộ kỹ thuật của Công ty đã cải tiến phương pháp kỹ thuật màng phủ nilon để đưa vào trồng dứa. Với phương pháp này không những chống được xói mòn đất, chống rửa trôi mà còn giúp hiệu quả sử dụng phân bón đạt cao hơn, ngăn ngừa cỏ dại, giữ độ ẩm, làm cho cây dứa phát triển đồng đều, năng suất tăng từ 40-60%. Ngoài ra, do được che phủ nên giảm được khả năng các loại sâu tiềm ẩn trong đất sinh trưởng trên cây dứa.

Ông Nguyễn Văn Gần, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao cho biết: Phương pháp này Công ty đã áp dụng được 7-8 năm. Ban đầu thử nghiệm phương pháp này trên một số diện tích thấy cho hiệu quả cao, giảm ngày công lao động nên quyết định đầu tư cho toàn bộ diện tích hơn 3.000 ha dứa của nông trường trong năm đầu tiên để công nhân của nông trường được tận mắt chứng kiến kết quả của việc che phủ nilon trong việc trồng và chăm sóc cây dứa.

Với kỹ thuật che phủ nilon vào gốc cây dứa, bà con nông dân phải mất thêm chi phí ban đầu cho mỗi ha khoảng gần 10 triệu đồng mua nilon nhưng biện pháp này vẫn mang lại cái lợi và hiệu quả cao hơn. Dứa phủ nilon có thể đạt 60 tấn/ha, so với không phủ nilon chỉ đạt khoảng 30-40 tấn/ha thì doanh thu là cao hơn gần gấp đôi.Để trồng dứa phủ nilon đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc làm đất phẳng hơn, kỹ hơn, đảm bảo mật độ thì chọn nilon cũng rất quan trọng. Nếu nilon không đảm bảo thì sẽ bị phân hủy nhanh, nên kinh nghiệm là phải chọn loại nilon dày cỡ 0,03 mm.

Trong quá trình trồng và chăm sóc, Kỹ sư Trần Hữu Chiểu, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao lưu ý: Phải lên luống thẳng, phẳng. Khi trồng dứa phủ nilon, bón 4 lượt, tức là bón lót sau đó bón thúc 3 lượt. Với những hiệu quả đem lại từ mô hình dứa phủ nilon, hiện nay trên 80% diện tích của công ty đã được áp dụng phương pháp này.

Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao cũng dự tính sẽ phổ biến, nhân rộng mô hình trồng dứa phủ nilon cho bà con nông dân những vùng trồng dứa nguyên liệu cho Công ty. Bởi qua thực tế có thể thấy, trồng dứa phủ nilon là một trong những giải pháp góp phần giúp nghề trồng dứa phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao. Đồng thời, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến.

Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Mú Trong Ao Đất

Ngày 29/11, huyện Ngọc Hiển phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá mú trong ao đất tại xã Tân Ân.

02/12/2013
Người Nuôi Cá Tra Mất Khả Năng Tái Sản Xuất Người Nuôi Cá Tra Mất Khả Năng Tái Sản Xuất

Theo Bộ NN-PTNT, sản lượng cá tra 11 tháng đầu năm ước đạt 852.000 tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.800 ha.

02/12/2013
Điều Tra Vụ Cân Tôm Gian Lận Ở Xã Long Điền Đông Điều Tra Vụ Cân Tôm Gian Lận Ở Xã Long Điền Đông

Nhiều hộ nuôi tôm ở xã Long Điền Đông sau khi nghe thông tin này đã đến Công an xã cung cấp thêm thông tin trong những lần bán tôm cho nhóm của ông Út

02/12/2013
Bài Học Từ Nuôi Tôm Trái Vụ Bài Học Từ Nuôi Tôm Trái Vụ

Bỏ ngoài tai những rủi ro về thời tiết khi nuôi tôm trái vụ, hàng trăm hộ nuôi tôm trong tỉnh đã phải trả giá đắt trong đợt lũ vừa qua. 35 ha tôm ở Đức Phổ, 26 ha ở Sơn Tịnh, 47 ha ở Tư Nghĩa… bị sạt lở, bồi lấp đã mang theo biết bao tiền của, mồ hôi, công sức của người nông dân.

02/12/2013
Năm 2013 Nghề Khai Thác Thủy Sản Ở Khánh Hòa Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn Năm 2013 Nghề Khai Thác Thủy Sản Ở Khánh Hòa Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn

Mùa khai thác thủy sản năm 2013 ở tỉnh Khánh Hòa được xem là thất bại nặng nề nhất trong vòng 50 năm qua. Ngư dân dù đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

02/12/2013