Mua thông tin về chất cấm với giá 5 triệu đồng

Trong cuộc họp báo về quản lý an toàn thực phẩm sáng 24.11 do Sở NNPTNT, Sở Y tế và Sở Công Thương TP.HCM chủ trì, ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, so với năm 2014, năm nay đã giảm 344 trường hợp vi phạm về thức ăn chăn nuôi.
Cả năm 2014, ngành chức năng phát hiện khoảng 3.000 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền 5,8 tỷ đồng.
Việc giảm về số trường hợp vi phạm, theo ông Thảo do các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã có ý thức chấp hành tốt trong công tác quản lý, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Nhiều cơ sở, cá nhân có nhiều biến tướng đã tinh vi, né tránh các đợt kiểm tra, cho gia súc ăn chất cấm nhiều.
Đại diện Sở NNPTNT TP.HCM cho biết đã công bố 127 các cơ sở, công ty kinh doanh, sản xuất rau, quả, thịt, gia cầm, thủy sản đảm bảo an toàn, sạch trên địa bàn TP.HCM lên các cổng thông tin để người dân tham khảo.
Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho hay: riêng tháng 11.2015, tiến hành lấy 119 mẫu kiểm tra đều không phát hiện chất cấm.
Ông Trung cho biết thêm, với những kết quả kiểm tra gần đây cho thấy, tình hình sử dụng chất cấm đã có dấu hiệu giảm bớt, các hành vi vi phạm ít đi.
Tuy vậy, ngành chăn nuôi TP.HCM vẫn tiếp tục tuyên chiến với việc mua bán, sử dụng chất cấm.
Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM thông báo sẽ mua thông tin từ tất cả các cá nhân biết về hành vi sử dụng, mua bán chất cấm.
Mỗi thông tin được trả cao nhất 5 triệu đồng.
11 tháng đầu năm 2015, sở đã mua 67 thông tin với giá 77 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Do đất cằn cỗi, vườn cà phê đạt năng suất thấp, năm 2003, sau khi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình chị Chu Thị Dần ở Tổ dân phố 7, phường Thiện An (TX.Buôn Hồ, Đắk Lắk) quyết định trồng xen các loại cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt trên diện tích 1,3 ha cà phê.

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.

Được trồng ở xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cách đây cả chục năm, thế nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, khi giá hồng Nhân Hậu tăng từ 3000 đồng/kg lên tới gần 6000 đồng/kg khi giống hồng này mới trở thành cây trồng triển vọng trong phát kinh tế tại địa phương.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo và tạo nguồn khí gas phục vụ đun nấu, phòng nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan khuyến cáo, hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo làm túi ủ biogas.

Nếu như những năm trước, giá cua thương phẩm ở huyện Cái Nước (Cà Mau) thường xuyên biến động, thì hiện nay giá cua trên thị trường khá ổn định, nông dân hết sức phấn khởi.