Trồng Cây Tắc Cho Thu Nhập Cao

Quyết tâm phát triển kinh tế gia đình từ nghề trồng cây tắc và với sự giúp đỡ của Hội Nông dân xã Hòa Long, gia đình anh Nguyễn Văn Ngay (SN 1961, ở tổ 15 ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Xuất thân từ một gia đình nghèo, anh Nguyễn Văn Ngay lập gia đình cùng vợ là chị Trần Ngọc Châu vào năm 1982. Cuộc sống khó khăn, vợ chồng anh làm mướn đủ nghề để kiếm sống. Nhờ chịu khó làm ăn, tằn tiện, chắt bóp, vợ chồng anh cũng mua được 15.000 m2 đất nông nghiệp để trồng cây, phát triển kinh tế.
Tuy chăm chỉ, chí thú làm ăn, nhưng thu nhập của vợ chồng anh trên thửa đất 15.000 m2 vẫn không khá hơn. Ban đầu, gia đình anh trồng nhiều loại cây ăn trái trên mảnh vườn mới mua nhưng vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm chăm sóc và không tìm được nơi tiêu thụ nên tiền thu về không đáng là bao.
Khi Chi hội nông dân ấp thông báo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho vay vốn làm ăn với lãi suất thấp (0,65%/tháng), anh Ngay đã đăng ký vay 15 triệu đồng dùng để cải tạo đất và mua 200 cây tắc về trồng thí điểm.
Trời không phụ lòng người, sau 1 năm chăm sóc, cây tắc phù hợp với dòng đất đỏ Bazan nên phát triển nhanh, trái chín vàng và cho thu hoạch đợt đầu 2 tạ/200 cây. Với giá bán từ 7.000 - 18.000 đ/1 kg, anh Ngay đã thu về cho gia đình 19 triệu đồng.
Thấy mô hình làm ăn được từ vườn tắc, anh xin bồi vốn, mạnh dạn đầu tư thêm 1.000 cây tắc. Để có giống tốt, anh Ngay phải xuống tận Tiền Giang chọn lọc kỹ. Với quyết tâm của mình anh chịu khó học hỏi kinh nghiệm, trao đổi với các nhà vườn cung cấp cây giống về cách trồng, chăm sóc để cho cây tắc phát triển mạnh, cho nhiều trái. Cứ thế vợ chồng anh Ngay ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăm sóc, cây lớn nhanh.
Tắc trúng mùa, trúng giá, gia đình anh đã trả được hết vốn và lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Hàng năm, thu nhập bình quân từ cây tắc hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí lao động, thuê nhân công, phân bón, gia đình anh cũng còn lại khoảng 120 triệu đồng. Từ những bước đi đúng hướng, đến nay gia đình anh chị đã xây dựng được căn nhà khang trang, đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành tử tế.
Ông Lê Thành Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Long cho biết, anh Ngay là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của địa phương. Không chỉ chí thú làm ăn mà anh còn có tinh thần học hỏi, tìm mọi cách để vươn lên thoát nghèo.
Anh Ngay còn tạo công ăn việc làm cho người lao động trong thôn, xóm, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn nhiều hội viên khác về kỹ thuật trồng trọt.
Anh Ngay cũng tích cực tham gia trong các phong trào do địa phương phát động. Năm 2011, gia đình anh được UBND tỉnh tặng Bằng khen về phong trào nông dân sản xuất giỏi. Trong 3 năm liền, anh Nguyễn Văn Ngay còn được xã Hòa Long và TP.Bà Rịa tặng nhiều giấy khen.
Có thể bạn quan tâm

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.