Trang chủ / Rau củ quả / Cà chua

Trồng Cây Cà Chua Gốc Ghép

Trồng Cây Cà Chua Gốc Ghép
Ngày đăng: 29/07/2013

Ông Phan Nguyễn Văn Trinh, Chủ nhiệm HTX Rau an toàn Văn Hải, T.p Phan Rang-Tháp Chàm cho biết: Cà chua là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các rau màu khác.

Tuy nhiên, gần đây do cây cà chua dễ bị sâu bệnh gây hại, nông dân phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, chi phí đầu tư tăng. Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh, nông dân phường Văn Hải đang đầu tư trồng cây cà chua gốc ghép. Bước đầu, cho kết quả tốt, chi phí đầu tư cũng giảm hơn một nửa so với cà chua truyền thống.

Trung tâm Sản xuất Giống cây trồng Nha Hố đã cung cấp giống cây cà chua gốc ghép cho nông dân phường Văn Hải trồng trên vùng đất cát. Cà chua gốc ghép được tạo thành từ gốc cây cà chua dại có khả năng kháng bệnh tốt, ghép với giống cây cà chua cao sản. Ưu điểm cây cà chua gốc ghép là phát triển nhanh, kháng bệnh tốt, tỷ lệ ra bông, đậu trái cao hơn so với cà chua bình thường, có thể trồng dày gần gấp đôi so với giống cũ, nhưng vẫn cho năng suất cao.

Với hơn 1 ha đã trồng, qua tìm hiểu của chúng tôi nhiều hộ nông dân cho biết cây phát triển rất tốt, kháng được bệnh xoắn lá, héo rũ và bồ lạch là ba loại bệnh gây hại nặng nhất cho cây cà chua địa phương. Ông Lê Văn Tám, khu phố 3, phường Văn Hải phấn khởi nói: “Tuy mới hơn một tháng, nhưng 3 sào cà chua của gia đình phát triển rất tốt, bắt đầu ra hoa và trái non, dự kiến Tết này sẽ cho thu hoạch”.

Nhằm tăng hiệu quả trồng cây cà chua, bên cạnh sử dụng giống cà chua gốc ghép, nông dân phường Văn Hải còn làm giàn cho cây leo cao khoảng 1m nhằm hạn chế bệnh nám trái, thối trái và tăng thời gian cho trái của cây cà chua lên trên 3 tháng, cao hơn một tháng so với loại cà chua thường. Nhận thấy ưu điểm cây cà gốc ghép trồng trên đất cát, hiện nay phường Văn Hải tiếp tục nhân rộng mô hình này trên đất pha cát và đất thịt. Những hộ trồng cây cà chua gốc ghép đều được

Dự án Cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón hữu cơ và chuyển giao kỹ thuật. Nhiều hộ nông dân phường Văn Hải đang chuyển diện tích trồng cây cà chua giống cũ, năng suất thấp sang trồng cà chua gốc ghép nhằm nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Lai F1 Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Lai F1

Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp, lúa, rau, đậu…Đất vụ trước không trồng họ cà (như cà chua, cà tím, ớt…). Đất phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

23/12/2012
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Vụ Đông Xuân

Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, Vl2000, HP5, SB3…

23/12/2012
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Kháng Bệnh Héo Rũ

Để giúp bà con giảm bớt nỗi lo bệnh héo rũ do vi khuẩn gây ra, chúng tôi hướng dẫn số kỹ thuật ghép nhằm tăng năng suất và khả năng kháng trên cây cà chua (công trình nghiên cứu của anh Nguyễn Hữu Dung – Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậ thuộc Sở Khoa học – Công nghệ Vĩnh Long).

23/12/2012
Giống Cà Chua Kim Cương Đỏ Chống Chịu Bệnh Sương Mai Giống Cà Chua Kim Cương Đỏ Chống Chịu Bệnh Sương Mai

Đây là giống được nhập nội từ nguồn giống cà chua lai F1 của Trại nghiên cứu thuộc Tập đoàn Syngenta ở Thái Lan. Báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Từ giữa năm 2006 đến nay Cty CP BVTV An Giang phối hợp với TT Khuyến nông Lâm Đồng đưa giống cà chua lai F1 Kim Cương Đỏ vào trồng thử nghiệm trên diện tích 800ha ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng cho kết quả rất tốt.

17/07/2012
Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Ghép Trái Vụ Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Ghép Trái Vụ

Cà chua là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều món. Cà chua còn cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương.

23/12/2012