Cà chua sai quả, ít bệnh nhờ kỹ thuật ghép gốc
Cà chua ghép trên gốc cà tím cho năng suất tốt, mẫu mã đẹp, quả chín đồng đều.
Cà chua là cây trồng vụ đông quan trọng tại xã Nhân Huệ. Ảnh: Bizmedia
Xã Nhân Huệ (thị xã Chí Linh, Hải Dương) hiện trồng hơn 10 ha cà chua theo kỹ thuật ghép gốc. Vụ đông 2017, sản lượng đạt khoảng 30 tấn.
Cà chua là cây vụ đông phổ biến ở Hải Dương và nhiều tỉnh miền Bắc. Thời điểm chính vụ, cây thường gặp các bệnh về rễ, lá. Để cây sinh trưởng tốt và năng suất cao, nông dân đã áp dụng kỹ thuật trồng cà chua ghép mắt trên gốc cà tím.
Kỹ thuật này được Viện Nghiên cứu Rau quả ( Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chuyển giao cho nông dân nhiều tỉnh miền Bắc. Phương pháp giúp tận dụng bộ rễ khỏe của cà tím, giúp cây cà chua chịu được hạn, chịu ngập úng và hạn chế bệnh héo xanh.
Ông Phan Văn Tính – Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp xã Nhân Huệ cho biết, để có sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, địa phương đã phối hợp với các nhà khoa học mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, cùng nông dân tìm đầu ra để bao tiêu sản phẩm.
"Hiện, một số công ty đã ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm, giúp bà con có thu nhập tương đối ổn định", ông Tính chia sẻ.
Cà chua ghép trên gốc cà tím cho chất lượng và năng suất quả tốt. Ảnh: Bizmedia
Ngoài cà chua, nông dân xã Nhân Huệ còn đa dạng và luân canh hợp lý các loại rau màu truyền thống như ngô, đậu tương, cà rốt, bắp cải… Bà con cũng áp dụng kỹ thuật bón phân, ưu tiên phân hữu cơ và kiểm tra chéo giữa các hộ trồng.
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng cây cà chua thân gỗ thực chất cũng không khác mấy so với giống cà chua thường chỉ có điều việc chăm sóc hơi cầu kỳ.
Giống cà chua HT109 do PGS.TS Nguyễn Hồng Minh và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu & phát triển giống rau chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo
Kỹ thuật trồng cây cà chua mới nhất cho ra nhiều quả ăn mãi không hết, vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.