Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bó Xôi, Dôi Tiền Tỷ

Trồng Bó Xôi, Dôi Tiền Tỷ
Ngày đăng: 09/09/2014

Với 1 ha canh tác quanh năm vẫn chỉ đủ ăn, từ khi chuyển sang làm rau bó xôi theo hướng công nghệ cao, mỗi tháng nông dân Nguyễn Văn Thi thu lãi gần 100 triệu đồng, nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Đổi đời

Từ sáng sớm, hơn 10 người được gia đình ông Nguyễn Văn Thi thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) thuê làm công quanh năm đã ra nông trại thu hoạch bó xôi, đóng thùng để kịp vận chuyển tới các siêu thị lớn ở TP.HCM tiêu thụ theo đơn đặt hàng dài hạn.

Suốt mấy năm qua, đều đặn mỗi ngày nông trại công nghệ cao trong nhà kính của nông dân này thu hoạch khoảng 7 tạ bó xôi. Trả tiền nhân công mỗi người 4,5 triệu đồng/tháng.

Nhìn nhà cửa khang trang, đủ mọi tiện nghi đắt tiền, mấy ai biết rằng cách đây chưa lâu, chính ông chủ của nông trại bó xôi này đã phải vật lộn quanh năm nhưng cũng chỉ đủ ăn. Nếu trúng mùa, được giá thì bỏ tủ được vài chục triệu là điều mừng không sao tả nổi.

Ông Thi kể lại, sau mấy chục năm làm ăn mà nhìn lại mình vẫn không có gì, bạn bè kinh doanh, buôn bán đua nhau xây biệt thự, sắm xe hơi còn mình thì cứ loay hoay kiếm sống mà toát mồ hôi. “Sẵn có 1 ha đất tôi quyết định chuyển sang SX nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hướng tới người tiêu dùng có tiền, cây trồng được tôi lựa chọn là bó xôi”, ông Thi tâm sự.

Vậy là bao nhiêu tiền của tích cóp được sau quá nửa đời người làm nông, thêm vay mượn được của bạn bè, người thân, gia đình ông Thi đầu tư làm rau bó xôi trong nhà kính. Vừa làm vừa học hỏi kỹ thuật từ những người đi trước, ban đêm rảnh rỗi, vợ chồng ông Thi còn lên mạng mày mò cách chăm sóc, phát hiện bệnh và biện pháp trừ diệt mầm bệnh trên cây bó xôi.

Ông Trần Phi, cán bộ khuyến nông xã Lát, huyện Lạc Dương cho biết, trang trại trồng rau bó xôi của gia đình ông Nguyễn Văn Thi là mô hình nông nghiệp công nghệ cao có quy mô và bài bản nhất tại địa phương. Liên kết tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị là mô hình hay, người trồng không còn phải lo đầu ra mà yên tâm SX.

Sau 3 tháng xuống giống, trang trại bó xôi non xanh mơn mởn dưới chân núi Lang Biang bắt đầu cho thu hoạch.

Ngặt nỗi, thời điểm đó lại đúng lúc giá bó xôi xuống rất thấp, thương lái "õng ẹo", thậm chí gia đình ông Thi còn phải gọi điện năn nỉ họ tới thu mua để vớt vát lại vốn liếng đã bỏ ra. Sau bài học này, biết không thể cứ phụ thuộc vào thương lái, vợ chồng ông Thi quyết định đem bó xôi xuống TP.HCM chào hàng tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị…

Bên cạnh đó, ông quán triệt tiêu chuẩn SX rau sạch tới toàn bộ lao động trong nông trại. Chỉ sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu khi thực sự cần thiết và với số lượng thấp nhất để đảm nguồn hàng cho ra thị trường là sản phẩm đạt chất lượng tối ưu.

Bí quyết

Sau những lần kiên trì chào hàng, chính gia đình ông Thi cũng không ngờ cùng lúc hai hệ thống siêu thị lớn hàng đầu là BigC và Metro cùng lúc đặt vấn đề ký hợp đồng cung cấp rau bó xôi dài hạn. Có đầu ra lâu dài và ổn định, ông Thi mạnh dạn mở rộng diện tích bó xôi lên 1 ha trong nhà kính.

Giờ đây, nông dân Nguyễn Văn Thi đã thực sự trở thành một ông chủ của trang trại bó xôi dưới chân núi Langbiang sau nhiều năm vật lộn với đủ các loại cây trồng. Để ngày nào cũng có rau bó xôi xuất đi TP.HCM, trong 1 ha nhà kính, ông chủ trang trại này cứ vài ngày lại cho xuống giống một lần.

Chẳng giấu giếm, ông Thi tiết lộ: “Trước đây, cũng với diện tích đất này, cả nhà làm mờ mắt nếu trúng mùa được giá cũng chỉ được chút đỉnh. Thú thật, từ khi chuyển sang trồng bó xôi trong nhà kính mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, ăn uống, nuôi công nhân… tôi còn bỏ túi cả tỷ đồng!”.

Chia sẻ bí quyết giúp trở thành một tỷ phú nhờ trồng rau bó xôi, ông cười nói: “Dám nghĩ, dám làm, tung tiền đầu tư, kiên trì học hỏi, xúc tiến mở rộng thị trường và một phần nhờ may mắn”.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Hộ Nghèo Bằng Những Hình Thức Phù Hợp Hỗ Trợ Hộ Nghèo Bằng Những Hình Thức Phù Hợp

Trong những năm qua, phường Phú Xá (T.P Thái Nguyên) đã huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

03/11/2014
Đưa Vụ Đông Thành Vụ Sản Xuất Chính Đưa Vụ Đông Thành Vụ Sản Xuất Chính

Những ngày này, nông dân huyện Đại Từ ra quân sản xuất vụ đông với khí thế nhộn nhịp và khẩn trương. Khắp các xứ đồng từ An Khánh, Cù Vân đến Cát Nê, Văn Yên, Phú Thịnh… đâu đâu cũng thấy cảnh người dân cần mẫn trên đồng ruộng. Cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã trực tiếp xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động bà con nông dân gặt đến đâu, làm đất ngay tới đó với phương châm “sáng lúa, chiều cây vụ đông”...

03/11/2014
Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Góp Phần Làm Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

03/11/2014
Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Thoát Nghèo Từ Các Hoạt Động Hỗ Trợ

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

03/11/2014
Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

03/11/2014