Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Trồng Bơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP
Ngày đăng: 15/10/2013

Bơ không phải là cây trồng chủ lực của Lâm Đồng, nhưng đã góp phần tăng thu nhập, tăng hiệu quả đầu tư cho nông dân trên một đơn vị diện tích và nhất là không tốn nhiều diện tích đất, có thể trồng tận dụng đất quanh nhà, trồng xen với cây chè hay cà phê… Việc áp dụng quy trình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP đã đưa năng suất của trái bơ cao gấp 120% so với canh tác theo tập quán cũ và mang lại hiệu quả kinh tế cao với khoảng 417 triệu đồng/ha.

 Diện tích trồng bơ tập trung tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà và Đức Trọng. Cây bơ cho thu hoạch 1 vụ/năm, thời điểm ra hoa từ tháng 10 đến tháng 12 năm trước và cho thu hoạch trái từ tháng 5 đến tháng 7 năm sau. Trước đây, giống bơ được nông dân tự chọn giống, được trồng bằng hạt nên năng suất thấp, phẩm chất và chất lượng chưa cao, giá tiêu thụ thấp. Những năm gần đây, giống bơ được trồng chủ yếu là giống ghép được nhân giống từ các giống bình tuyển nên đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh lớn, đặc biệt tại các vùng trồng cà phê và chè, với hình thức trồng xen canh vừa là cây che bóng mát vừa để thu hoạch trái, góp phần tăng thu nhập, tăng hiệu quả đầu tư cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Thị trường tiêu thụ trái bơ trong nước có nhu cầu tiêu dùng lớn, nông dân thường tiêu thụ trái bơ qua thương lái thu gom nên giá bán của nông dân sản xuất bơ thấp hơn nhiều so với giá mua của người tiêu dùng. Giá bán trái bơ ghép cao hơn nhiều lần so với giá bán của trái bơ trồng bằng hạt.

Theo ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng, hiện tại có 4 dòng bơ được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP có sự phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao. Đó là các dòng BLĐ/004, BLĐ/005, BLĐ/018 và BLĐ/033. Các dòng bơ này có khả năng kháng chịu sâu bệnh tốt. Trong 4 dòng bơ này thì dòng BLĐ/004 có xu thế phát triển chiều cao vượt trội, dòng BLĐ/005 có xu thế phát triển cành thứ cấp mạnh. Ở các vùng địa lý khác nhau (Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà), tốc độ sinh trưởng và phát triển của các dòng bơ có sự khác biệt rõ rệt. Tại Di Linh và Đức Trọng, các dòng bơ được trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Với nghiên cứu của nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP” do Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng thực hiện, canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn VietGAP thì tỷ lệ phân bón NPK 2 : 1, 5 : 2 sẽ cho hiệu quả cao nhất với năng suất khoảng 27,8 tấn/ha, cây sinh trưởng khỏe mạnh, khả năng ra hoa đậu quả cao và đặc biệt trọng lượng trái và mẫu mã trái phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Qua 3 năm triển khai thực hiện mô hình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, đa số bà con nông dân tại các địa bàn triển khai đã hiểu được tầm quan trọng của VietGAP và đã nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật, các hộ đã ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn VietGAP đưa ra. Nếu như trước đây bơ trồng bằng hạt chỉ bán với giá vài ngàn đồng/kg, thì khi áp dụng quá trình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP và chế độ chăm sóc hợp lý đã đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, khoảng 27,8 tấn/ha với giá bán 15.000 đồng/kg. Do vậy, để cây bơ Lâm Đồng trở thành cây trồng chủ lực và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trái bơ của tỉnh, cần hướng nông dân mở rộng diện tích canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, cần du nhập các giống bơ ưu việt của các tỉnh khác về nghiên cứu khảo nghiệm chọn lọc bổ sung cho nguồn giống bơ đầu dòng của địa phương. Tổ chức thi bình tuyển cây bơ trên địa bàn tỉnh, nhằm chọn lọc thêm các giống tốt, cây trồng có nhiều đợt nở hoa trong năm và kéo dài thời gian thu hoạch. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất giống bơ ghép chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống nhằm đáp ứng giống bơ ghép chất lượng cao cho nông dân. Việc tìm đầu ra ổn định cho trái bơ để nông dân sản xuất không bị ép giá cũng là điều quan trọng. Có như vậy mới giúp cây bơ Lâm Đồng trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân bên cạnh những cây trồng chủ lực khác.


Có thể bạn quan tâm

Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.

29/11/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

30/06/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

29/11/2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Cao Cấp Xuất Khẩu 10.000 Tấn/năm Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Cao Cấp Xuất Khẩu 10.000 Tấn/năm

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.

29/11/2014
Thêm 17 Hộ Dân Nuôi Cá Lồng Tại Lòng Hồ Thủy Điện Bắc Hà Thêm 17 Hộ Dân Nuôi Cá Lồng Tại Lòng Hồ Thủy Điện Bắc Hà

Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.

30/06/2014