Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trộm Bò Mang Bán Dạo

Trộm Bò Mang Bán Dạo
Ngày đăng: 23/07/2013

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

Sau đó, thấy trên địa bàn huyện có nhiều diện tích trồng nhãn, vải, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong, ông Hành đã từng bước nhân rộng đàn ong của gia đình. Những ngày đầu mới bắt tay vào nuôi, do chưa có kinh nghiệm, khó tránh khỏi hiện tượng ong bị chết và bỏ đi mất.

Thấy vậy, ông quyết tâm học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và tích cực tìm hiểu sách báo, vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức học được trong chăm sóc ong. Đến nay, gia đình ông đã có 100 đàn ong. Thời điểm tháng 2, tháng 3, hoa nhãn, hoa vải nở rộ, gia đình ông tập trung lấy mật.

Thông thường cứ 5 ngày ông tiến hành thu hoạch một lần bằng cách sử dụng thùng quay. Mỗi đàn ong thu hoạch được từ 10-12 lít mật/năm, 100 đàn ong sẽ cho từ 9 tạ - 1 tấn mật/năm. Thời điểm ít hoa nở, để bảo đảm cho ong phát triển tốt, cứ nửa tháng hoặc 20 ngày ông lấy nước đường trắng cho ong ăn một lần.

Với kinh nghiệm gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông Hành chia sẻ: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện sự bất thường để kịp thời xử lý đàn ong. Ngoài ra, người nuôi ong cũng cần am hiểu đặc tính của loại côn trùng này, nhất là vấn đề xây tổ, tách đàn, kỹ thuật tạo chúa cho đàn ong.

Để ong lấy được nhiều mật, người nuôi nên di chuyển đàn ong tới các vườn cây ăn quả khác nhau trong khu vực. Tuy nhiên, việc di chuyển phải tiến hành vào ban đêm, khi đàn ong ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay đổi địa điểm nuôi đột ngột.

Với giá từ 120 - 150 nghìn đồng/lít mật ong, mỗi năm trừ chi phí (khoảng 30 triệu đồng), gia đình ông Hành vẫn thu lãi trên 70 triệu đồng từ việc bán mật. Bên cạnh việc bán mật, ông Hành còn tự thiết kế mọi dụng cụ nuôi ong như: hòm, cầu, thùng, thước… để cung cấp cho bà con nuôi ong ở các huyện lân cận như: Gia Lộc, Ninh Giang…

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Hành còn tạo việc làm cho hàng trăm người dân trong và ngoài địa bàn bằng cách tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ong. Ông còn đứng lên thành lập Hội Nuôi ong gồm 20 người nuôi ong ở trong và ngoài huyện để giúp đỡ nhau về giống, vốn, kinh nghiệm. Ông cũng đã tích cực tham gia công tác Hội Nông dân cũng như hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động. Gia đình ông Phạm Quang Hành nhiều năm được công nhận là gia đình văn hóa, là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.

Sáng ngày 22.7, Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) phối hợp với Công an huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên điều tra làm rõ 3 con bò trên xe tải biển số 77L1 1171 do một người ở Phú Yên thuê anh Trần Phạm Thanh Nghĩa (SN 1987, ở xã Mỹ Lộc, H. Phù Mỹ) chở đến thôn Tân Ốc, xã Mỹ Lộc rao bán với giá 80 triệu đồng là của ông Huỳnh Văn Tai (SN 1960, ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) bị mất cắp vào ngày 20.7.

Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 21.7, bà con thôn Tân Ốc, Mỹ Lộc thấy người đàn ông rao bán 3 con bò có biểu hiện nghi vấn nên đã báo cáo CA ngăn chặn. Phát hiện bị lộ, người đàn ông đó đã bỏ của chạy lấy người. Từ địa điểm anh Nghĩa nhận chở hàng, CA huyện Phù Mỹ xác minh tìm ra người nông dân bị mất bò nói trên.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, báo cáo tình hình KT – XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 đã và đang có những dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong năm 2015.

21/10/2014
Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cần Cơ Chế Đồng Bộ Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cần Cơ Chế Đồng Bộ

Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.

21/10/2014
Rủ Nhau Xuống Biển Bắt Dời... Rủ Nhau Xuống Biển Bắt Dời...

Với ngư dân, bao đời nay biển cả là chốn mưu sinh. Biển yên, gió lặng thì ra khơi buông câu, thả lưới. Mùa biển động thì bãi triều chính là nơi tạo nguồn sống. Thời điểm này đang là mùa của dời biển, sò giá (loại dùng để làm thức ăn cho tôm giống, tôm hùm); chỉ trong nửa ngày đi đào người dân đã kiếm được tiền triệu.

21/10/2014
Đàm Phán Với Đối Tác Nước Ngoài Tăng Giá Bán Cá Tra Đàm Phán Với Đối Tác Nước Ngoài Tăng Giá Bán Cá Tra

Hoạt động chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL đang vào cao điểm đợt xuất hàng cuối năm nên cá tra nguyên liệu tăng từ 23.000 lên 24.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng giá trong những ngày tới.

21/10/2014
Mùa Đăng Bội Thu Mùa Đăng Bội Thu

Trong số các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nghề đăng đạt được doanh thu cao năm nay phải kể đến HTX Thủy sản Thống Nhất (TP. Nha Trang, Khánh Hoà) với gần 3 tỷ đồng; DN Tư nhân Tiến Thành (TP. Nha Trang) gần 2,8 tỷ đồng; HTX Thủy sản Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) hơn 1,8 tỷ đồng...

21/10/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.