Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 23/08/2014

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)…

Đầu tư cho nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao để ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Trong ảnh: Ông Đoàn Thái Sơn, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một bên mô hình trồng lan của mình Ảnh: N.TRẦN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc phát triển NNĐT, NNCNC còn là hướng đi nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm nông nghiệp khi đến tay người tiêu dùng.

Trong những năm qua, Bình Dương luôn chú trọng phát triển các mô hình NNĐT, NNCNC. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều trang trại, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP, đạt chuẩn Viet GAP giúp sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Mới đây, đoàn cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ban, ngành liên quan của tỉnh đã tổ chức tham quan, học tập mô hình hoạt động NNCNC tại TP.HCM nhằm đúc kết kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp khảthi đểxây dựng, áp dụng vànhân rộng cho bàcon nông dân trong tỉnh.

Dự án khu NNCNC tại TP.HCM được thành lập năm 2004 với tổng diện tích 88,17 ha, vốn đầu tư 152 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hình thành các vùng sản xuất NNCNC. Qua đó tác động tích cực vào việc chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng CNC vào sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững.

Dự án khu NNCNC tại TP.HCM còn thực hiện các hoạt động ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tư vấn chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô hình, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực, kêu gọi đầu tư...

Dự án được chia thành nhiều phân khu như khu thí nghiệm và trưng bày sản phẩm, khu nhà kính, khu học tập và chuyển giao công nghệ, khu bảo quản chế biến, khu lâm sinh và cảnh quan… tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Tấn Bình, quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ: “Hiện nay việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đang hết sức cần thiết. Qua chuyến tham quan và tìm hiểu mô hình ở TP.HCM, chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề phù hợp với điều kiện nông nghiệp ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.

Từ đúc kết một số kinh nghiệm của mô hình sản xuất NNCNC, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chế độ, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NNCNC nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án NNĐT, NNCNC và chuyển giao những mô hình đạt hiệu quả cao”.

Để NNĐT, NNCNC phát triển ổn định, ngoài các chính sách của địa phương, các nhà chuyên môn cũng cho rằng cần chú trọng đến quy trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biết ứng dụng NNCNC, cũng như khả năng lan tỏa của mô hình đến người dân…


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

23/02/2013
Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

09/04/2013
Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

16/08/2013
Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS) Nuôi Tôm Châu Á Đương Đầu Với Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này

24/02/2013
Cây Khoai Mỡ Mang Phồn Thịnh Về Đồng Tháp Mười Cây Khoai Mỡ Mang Phồn Thịnh Về Đồng Tháp Mười

Tháng 4, ĐBSCL vào cao điểm mùa khô, đồng thời cũng trùng với thời kỳ thu hoạch rộ khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười. Thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn, thiên nhiên khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, khoai mỡ là cây trồng giúp bà con miền đất mới dựng nên cơ nghiệp.

09/04/2013