Triển vọng xuất khẩu cá rô phi
Một số địa phương đã xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước
Thời gian qua, một số doanh nghiệp ở Đồng Tháp, An Giang… đã triển khai nuôi và xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước trên thế giới các sản phẩm như: cá rô phi nguyên con đông lạnh, phi lê lạng da, phi lê còn da…
Giá xuất cá rô phi nguyên con đông lạnh khoảng 2,5 USD/kg và cá rô phi phi lê khoảng 4 - 4,5 USD/kg…
Tổng kim ngạch xuất khẩu cá rô phi năm 2014 có trị giá 32 triệu USD. Những thị trường như Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Colombia… rất có tiềm năng cho cá rô phi của Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện tại, ở khu vực ĐBSCL và một số nơi khác có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản; các nhà máy này chuyển đổi dây chuyền sang chế biến cá rô phi xuất khẩu dễ dàng.
Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp nước ta phải tập trung xây dựng thương hiệu cho cá rô phi Việt Nam, chọn dòng sản phẩm thế mạnh, đặc trưng riêng… để cạnh tranh với các nước khác, nhằm chiếm thị phần trên thế giới.
Tổng cục Thủy sản nhận định, nếu các địa phương và doanh nghiệp vào cuộc quyết liệt thì đến năm 2020 sẽ phấn đấu mở rộng diện tích nuôi cá rô phi lên khoảng 30.000ha, sản lượng từ 500.000 - 650.000 tấn cá nguyên liệu, nâng giá trị xuất khẩu lên từ 130 - 150 triệu USD…
Có thể bạn quan tâm
Thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Trang trại rộng gần 3ha trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nuôi hàng ngàn con vịt trời.
Đó là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập ổn định của anh Hứa Văn Bắc, thôn Tân Lâm xã Quang Minh huyện Bắc Quang (Hà Giang).
Chi phí quá trình nuôi lươn thương phẩm của anh Trí gồm: Chi phí tiền mua con lươn giống cỡ 500 - 600 con/kg là 66 triệu đồng
Sau 4 năm sản xuất, Công ty TNHH nấm Phùng Gia (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) được xem là nơi trồng nấm đùi gà công nghệ cao lớn nhất, đảm bảo chất lượng nhất miền Bắc