Tích cực triển khai các chương trình Khuyến công xúc tiến công thương năm 2015
Từ đó, xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực tế để hỗ trợ các cơ sở đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển theo chiều sâu, đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến. Qua các nguồn hỗ trợ sẽ từng bước đẩy mạnh pháp triển CNNT, đóng góp chung vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Trong năm 2014, nhờ nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia và địa phương; Trung tâm KCXTCT, thuộc Sở Công thương đã lập kế hoạch, rà soát các cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT, đặc biệt là các làng nghề truyền thống để hỗ trợ kỹ thuật, máy móc nâng cao năng suất lao động và giá trị sản phẩm; tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Trung tâm phối hợp các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất triển khai thực hiện hỗ trợ cho 18 đề án với tổng kinh phí thực hiện là trên 1 tỷ 700 triệu đồng. Trong đó, nguồn kinh phí Quốc gia là trên 1 tỷ đồng với 13 đề án, kinh phí khuyến công địa phương 700 triệu đồng với 13 đề án. Các đề án sau khi hoàn thành đã phát huy tốt hiệu quả, giúp cơ sở CNNT nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phát huy những kết quả đạt được, trong năm 2015, trên cơ sở tổng hợp, đăng ký kế hoạch khuyến công của các huyện, thành phố và các cơ sở sản xuất CNNT. Trung tâm KCXTCT đã tổng hợp, xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Sở Công thương thành lập Hội đồng thẩm định các Đề án Khuyến công. Trên cơ sở đó, Trung tâm phối hợp với các ngành hữu quan tới từng cơ sở, HTX sản xuất, kinh doanh để thẩm tra năng lực thực hiện, hiệu quả sản xuất và sản phẩm địa phương có hướng mở rộng thị trường hay không, từ đó Trung tâm mới lập kế hoạch hỗ trợ... Trên cơ sở triển khai xây dựng ngành CNNT theo hướng bền vững, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã phân bổ 1 tỷ 340 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ 14 đề án phát triển sản xuất CNNT và hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu tham gia hội chợ triển lãm hàng CNNT; nguồn kinh phí Khuyến công Quốc gia hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất viên gỗ nén tại huyện Bắc Quang. Các đề án được kiểm tra, thẩm định rõ ràng từ hệ thống thiết bị máy móc đang xử dụng phải có xuất xứ; yêu tiên cơ sở sản xuất xử dụng máy móc của Việt Nam. Các đề án tập chung hỗ trợ về máy móc thiết bị phát triển làng nghề; các sản phẩm truyền thống; chế biến chè, nông lâm sản, xây dựng thương hiệu, nhãn mác bao bì sản phẩm...
Việc hỗ trợ kinh phí khuyến công cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thu hút các nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế. Nội dung các Đề án Khuyến công phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, có tác động tốt tới các cơ sở sản xuất. Góp phần động viên, khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Từ ngày 15/11/2013 – 31/01/2014 thả giống tôm Thẻ chân trắng (đối với những vùng nuôi có điều kiện). Tuy nhiên trong thời gian này, người nuôi cần thận trọng và có giải pháp phòng bệnh thân đỏ đốm trắng trên tôm nuôi nước lợ.
Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.
Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.
Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.