Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Bắp Nếp

Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Bắp Nếp
Publish date: Tuesday. February 11th, 2014

Trước diễn biến bất lợi của thời tiết trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Chư Sê (Gia Lai) nói riêng trong những năm qua, đặc biệt là tình hình hạn hán xảy ra ở vụ Đông Xuân gây thiệt hại lớn cho người nông dân, ngành Nông nghiệp huyện Chư Sê đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ nhằm giảm bớt thiệt hại cho người nông dân, trong đó giải pháp tích cực là vận động, hướng dẫn người dân chuyển đổi diện tích lúa thường xuyên thiếu nước sang trồng các loại cây trồng khác ít cần nước hơn, chịu hạn tốt hơn.

Cụ thể, vụ Đông Xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương-Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên triển khai thực hiện mô hình trình diễn trồng bắp nếp HN92, quy mô 2,3 sào cho hộ nông dân Lê Trung Thương ở thôn 3, xã Ia Pal.

Theo đó, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương-Chi nhánh miền Trung-Tây Nguyên hỗ trợ 100% giống và 30% tiền phân bón cho hộ tham gia mô hình, Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho hộ tham gia mô hình và các hộ dân lân cận có nhu cầu. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, cây bắp sinh trưởng và phát triển khá tốt, hiện đã cho thu hoạch được hơn 500 trái, với giá bán hiện tại trên thị trường khá cao dao động khoảng 3,5 ngàn đồng đến 5 ngàn đồng/trái.

Đang gấp rút thu hoạch bắp để giao cho khách hàng, anh Lê Trung Thương phấn khởi cho chúng tôi biết: “Bắp già không kịp để bán, chỉ đủ để bán cho hàng xóm thôi các anh chị ơi”. Anh Thương nói tiếp: “Trồng bắp mùa này không cần tốn nhiều công chăm sóc, chỉ tốn công tưới thôi, cây ít sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh, bắp trái to, hạt lại dẻo được khách hàng rất ưa chuộng”.

Theo tính toán của anh Thương, với 2,3 sào bắp nếp, gia đình anh thu ít nhất cũng được 7 ngàn đến 8 ngàn trái. Với giá bán hiện tại, sau khi trừ đi chi phí đầu tư, chăm sóc ban đầu thì lợi nhuận thu được gần 15 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với việc trồng các loại rau như những mùa vụ trước.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hợp-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê cho biết: Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả khá cao, trong thời gian tới trạm sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cây lúa nước trong vụ Đông Xuân thường xảy ra thiếu nước, cho hiệu quả thấp sang trồng cây bắp nếp. Bởi do trồng bắp nếp trái mùa nên nhu cầu của thị trường còn khá lớn, trong khi đó nguồn cung bắp nếp trái trên địa bàn huyện thì rất hạn chế.


Related news

Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

Saturday. May 11th, 2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Sunday. May 12th, 2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh) Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh)

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

Sunday. May 12th, 2013
Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

Sunday. January 13th, 2013
Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

Friday. January 18th, 2013