Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới
Publish date: Thursday. November 8th, 2012

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Đặc biệt, khi người nuôi tôm sú đang gặp khó khăn, thành công từ mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm mở ra hướng đi mới đầy hiệu quả cho người nuôi thủy sản...

Anh Trần Văn Sang - chuyên viên thủy sản, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Vĩnh Châu - cho biết: “Nếu như đầu những năm 2000 chỉ mới có vài hộ nuôi thì hiện nay diện tích thả nuôi cá kèo đã tăng lên trên 350 ha, rải đều tại các xã trên địa bàn. Trung bình, mỗi công (1.000 m2) người dân thả nuôi 5 - 6 kg giống, mỗi ký con giống có giá gần 7 triệu đồng với gần 3.000 con”.

Sau 4 tháng nuôi, mỗi công người nuôi có thể thu được trên 4 tấn cá thương phẩm. Do giá cá kèo thương phẩm luôn ở mức cao (trung bình từ 50.000 - 80.000 đồng/kg) nên người nuôi luôn đảm bảo có lãi từ 25 triệu đồng/công. Niên vụ 2012 này, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 160 ha. Theo anh Sang, chỉ cần tỷ lệ con giống sống đạt trên 50% người nuôi đảm bảo có lãi.

Do đặc tính của cá kèo là loại cá ăn trên mặt nước nên khi nuôi phải bao lưới kín ao để tránh các loại chim, cò săn mồi; đồng thời giảm được nhiệt độ mặt nước vào những ngày nắng gắt. Nhờ thức ăn nổi, việc quản lý ao nuôi rất dễ dàng. Người nuôi có thể cho cá ăn vào buổi sáng, khi lượng thức ăn dư thừa có thể vớt lại để cho ăn vào buổi chiều.

Sau những vụ nuôi tôm, người dân có thể bố trí nuôi xen một vụ cá kèo hoặc trên những ao tôm bị thất bại, người dân cũng có thể tận dụng diện tích để thả nuôi.

Ông Danh Sà Khol - ở xã Lai Hòa - là một trong những người tiên phong và thành công với mô hình mới này. Chỉ năm 2010, gia đình ông Khol đã thu được trên 10 tấn cá kèo (mỗi tấn ông bán được trên 60 triệu đồng), trừ chi phí thu lãi trên 500 triệu đồng. Đến nay, trong mỗi vụ nuôi, bên cạnh những vuông tôm, ông Khol luôn dành riêng từ 1 - 2 ao để nuôi riêng cá kèo.

Theo ông Khol, nuôi cá kèo nhẹ công chăm sóc, ít hao hụt lại dễ trúng. Nếu các vuông tôm có thất bại thì vuông nuôi cá kèo có thể giúp gỡ gạc lại vốn.

Dù nguồn giống phần lớn vẫn còn phụ thuộc từ nguồn tự nhiên, nhưng cá kèo có thể nuôi được quanh năm. Thành công từ những hộ nuôi cá kèo tiên phong mở ra một hướng nuôi mới đầy triển vọng cho “thủ phủ” thủy sản Vĩnh Châu sau những niên vụ thất bại từ con tôm...


Related news

Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không

Mặc dù được coi là hạt “ngọc” của Việt Nam, nhưng do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo Việt đang rơi vào tình trạng 3 “không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.

Saturday. October 3rd, 2015
Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa Giá rau xanh tăng mạnh vì trời mưa

Vài tuần trở lại đây, do thường xuyên có các trận mưa to nên đã ảnh hưởng tới diện tích rau màu, khiến cho hàng loạt các loại rau củ quả tại các chợ trên địa bàn Hà Nội tăng giá mạnh.

Saturday. October 3rd, 2015
Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long Tiêu thụ nông sản kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long

Trong 2 ngày 1 và 2/10, tại TP Cần Thơ, Văn phòng Quốc hội tổ chức diễn đàn chính sách “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập - kinh nghiệm từ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Saturday. October 3rd, 2015
Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ Phát hiện tim lợn mốc xanh được bán công khai ngoài chợ

Nhiều sản phẩm tim lợn có màu đen, đã mốc xanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được bày bán công khai tại chợ Phùng Khoang. Cảnh sát đã tịch thu hơn 100kg sản phẩm này và bàn giao cho cơ quan thú y cơ sở tiến hành tiêu hủy.

Saturday. October 3rd, 2015
Thế giới có nguy cơ thiếu cà phê Thế giới có nguy cơ thiếu cà phê

Thế giới sẽ cần thêm một Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới để có thể tránh nguy cơ thiếu hụt cà phê.

Saturday. October 3rd, 2015