Triển Vọng Từ Cây Thanh Long Ruột Đỏ TL14
Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc. Thời gian qua, công ty đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ TL14, bước đầu mang lại thành công và mở ra hướng đi mới trong việc trồng cây đặc sản trên vùng đất này.
Hiện tại, công ty có 7 sào thanh long ruột đỏ TL14 đã cho thu hoạch quả và 1ha mới trồng được 3 tháng. Bắt đầu từ năm 2010, khi dự án cây thanh long ruột đỏ TL14 được đưa về trồng thử nghiệm ở huyện Lệ Thủy, Công ty cổ phần Thanh Hương đã mua giống về trồng. Thử nghiệm trên 7 sào.
Với đặc điểm đất trồng của công ty là đất cát ven biển, sau hai năm, cây thanh long đã bước đầu thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu đồng thời cho thu hoạch quả to, ngon. Hiện cây thanh long ruột đỏ TL14 trồng ở đây đạt năng suất 4,7 tấn – 5 tấn/ha/năm, mỗi năm cho thu hoạch trái từ 6 – 8 đợt trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Với giá bán từ 30 – 50 nghìn đồng/kg, cây thanh long ruột đỏ TL14 bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho công ty.
Theo cán bộ kỹ thuật trồng trọt của Công ty cổ phần Thanh Hương cho biết, quả thanh long ruột đỏ TL14 thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm.
Thực tế việc trồng cây thanh long ruột đỏ TL14 ở Công ty cổ phần Thanh Hương đã gặp phải sự phá hoại của kiến và ốc sên. Trong giai đoạn trước khi cây ra hoa, kiến đục các mắt nơi đầu gai (nơi ra hoa của cây), vào thời kỳ kết trái thì ốc sên lại bám vào ăn vỏ khiến cho quả thanh long bị nám hoặc bị hư làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Công ty đã tích cực phun thuốc diệt kiến Paparazzi, cắt cây dâm bụt dẫn dụ ốc sên đến ăn, bắt ốc sên bằng tay (vì đây là giai đoạn kết trái nên công ty tuyệt đối không dùng thuốc phun diệt ốc sên để bảo đảm chất lượng quả thanh long an toàn). Một hạn chế nữa khi trồng thanh long trên vùng đất này, đó là ảnh hưởng của gió Lào, gió to khiến quả thanh long chín sớm, quả nhỏ.
Được biết, thanh long ruột đỏ TL14 có đặc tính khác hoàn toàn so với thanh long ruột trắng, phần dinh dưỡng gấp đôi thanh long ruột trắng; được viện Paster công nhận là trái cây có hàm lượng màu tự nhiên cao, có thể chế biến màu thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, ép lấy nước làm thuốc trị bệnh và làm rượu rất tốt cho sức khỏe người già và phụ nữ. So với thanh long ruột trắng, năng suất của thanh long ruột đỏ TL14 cao hơn khoảng 0,1 tấn/ha, có lợi nhuận cao hơn bình quân 10 triệu đồng/ha.
Với những ưu điểm và hiệu quả kinh tế mà cây thanh long ruột đỏ TL14 mang lại, Công ty cổ phần Thanh Hương đang dự định mở rộng diện tích ươm trồng và sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cho bà con trong vùng để từng bước nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) đã lai tạo thành công giống sắn KM 41-10 kháng bệnh khảm, một trong những bệnh nguy hiểm đe dọa ngành SX sắn, loại cây lương thực quan trọng thứ 3 của các nước châu Phi và châu Mỹ La tinh.
HYT 103 có khả năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: Đạo ôn (điểm 1-3); Bạc lá (điểm 3-5), Khô vằn (điểm 3 – 5), Rầy nâu… Năng suất đạt 70– 78 tạ/ha (vụ Xuân) và 65 – 70 tạ/ha trong vụ Mùa
Là loại cây họ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò; cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít bị sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng (chịu được khô hạn và úng ngập tạm thời) và dễ nhân giống, Có thể trồng cỏ Stylo bằng hạt hoặc trồng bằng cành giâm. Năng suất trên một Ha từ 40 đến 50 tấn mỗi năm
Loại cà chua ghép sạch bệnh đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thực hiện và nhân rộng ra trong dân. Giống do các trại ươm làm ra không đủ bán trên thị trường...
Giống đã được công nhận cho phép sản xuất thử tháng 11/2008. Là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc. Giống dùng để ăn tươi và có thể chế biến