Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến
Publish date: Tuesday. June 4th, 2013

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Theo nhiều hộ thực hiện thành công mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, từ nuôi tôm quảng canh truyền thống chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến rất dễ thực hiện. Bởi, mô hình này không đòi hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật không cao, tỷ lệ rủi ro thấp và khả năng thành công cao hơn.

Phần lớn nông dân trong huyện quen lối nuôi tôm theo hình thức truyền thống, thả gối vụ, khi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con chỉ thêm công cho ăn, kiểm tra nguồn nước, môi trường.

Đây là cơ sở để nông dân từng bước làm quen với phương thức làm ăn theo tác phong công nghiệp như: theo dõi tình hình tôm nuôi, quản lý thức ăn, môi trường, sử dụng chế phẩm sinh học. Sau vài vụ nuôi, nông dân tích luỹ được kinh nghiệm, kể cả vốn để chuyển sang nuôi tôm công nghiệp là con đường chắc chắn nhất.

Đến nay, huyện Phú Tân có gần 4.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất bình quân trên 500 kg/ha. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập vượt ngưỡng 50 triệu đồng/ha. Điển hình như hộ ông Thái Văn Kía, ấp Vàm Đình, xã Phú Thuận, với diện tích 1,2 ha, thu hoạch trên 500 kg/ha/vụ.

Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Phú Tân tăng nhanh là do năng suất đạt khá cao so với nuôi quảng canh cải tiến, lại dễ làm hơn nuôi tôm công nghiệp.

Ông Trần Minh Nguyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân, cho biết, trong quá trình sản xuất, nông dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn và cách thức sản xuất dần có sự thay đổi. Điều đó đòi hỏi nông dân phải nghiên cứu, đầu tư về kỹ thuật, công chăm sóc nhiều hơn.

Nông dân còn có thể cải tạo đất để gieo cấy lúa khi mùa vụ đến. Mô hình này phù hợp để thực hiện ở những vùng quy hoạch thực hiện luân canh lúa - tôm ở các xã: Phú Mỹ, Phú Thuận và Phú Tân.


Related news

Làng Không Có Người Già Làng Không Có Người Già

Một khung cảnh mộng mơ bỗng hiện lên trước mắt. Khu dân cư được quy hoạch theo lối bậc thang dọc theo triền đồi thoai thoải. Những ngôi nhà mới xây kiên cố chỉ cách nhau một vườn rau vuông vắn; gia chủ bước khỏi cửa là gặp đường bê tông bóng nhoáng.

Friday. November 14th, 2014
Xây Dựng Vùng An Toàn Dịch Bệnh Khó Khả Thi! Xây Dựng Vùng An Toàn Dịch Bệnh Khó Khả Thi!

Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.

Friday. November 14th, 2014
Nhật Bản Khảo Sát Thị Trường Nông Sản Nghệ An Nhật Bản Khảo Sát Thị Trường Nông Sản Nghệ An

Sáng 12/11, đoàn công tác do ông Atsuki Tomoyose - Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dẫn đầu đã có mặt tại Nghệ An trong khuôn khổ chuyến khảo sát, xúc tiến đầu tư.

Friday. November 14th, 2014
Thực Phẩm Bẩn, Mỗi Ngày Cho Chết Một Tí Thực Phẩm Bẩn, Mỗi Ngày Cho Chết Một Tí

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh thừa nhận vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện rất đáng lo. Bà Thanh cho hay, đây là vấn đề phải kiểm tra, xử lý thường xuyên. Còn gần Tết thì càng phải kiểm tra, xử lý quyết liệt để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.

Friday. November 14th, 2014
Vạch Trần Đường Dây Buôn Lợn Ốm Chết Đường Đi Của Thịt Bẩn Vạch Trần Đường Dây Buôn Lợn Ốm Chết Đường Đi Của Thịt Bẩn

Nhờ một số lời giới thiệu khá uy tín trong đường dây, chúng tôi tiếp cận lò mổ của ông chủ Viện ở thôn Dũng Tiến, xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu) để khởi đầu cuộc hành trình theo chân thịt lợn ốm chết đi chế biến và tiêu thụ.

Friday. November 14th, 2014